Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Thiền Tứ Niệm Xứ

email add Xin email tới: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Vượt khỏi sự khổ 

Chúng ta cũng cần xét kỹ đến từ ngữ "phát triển đời sống". Chúng ta vẫn chưa biết được bí ẩn của sự việc nầy. Khi nói phát triển đời sống, chúng ta chưa có một sự hiểu biết rõ ràng về cái điều chúng ta đang muốn nói đến và còn mờ mịt về tầm mức mà đời sống

có thể phát triển được. Chúng ta chưa nhận thức được các lợi lạc tối cao mà nhơn loại có thể vươn lên tới, và vì thế mà chúng ta còn chưa có đủ sự quan tâm cần thiết đến các bí ẩn của đời sống khả dĩ giúp ta đạt đến các mức cao nhứt. Bạn cần nên hiểu rõ đời sống có thể phát triển xa đến tận đâu, tới các cao độ nào, và phải quan tâm đặc biệt về sự phát triển đó.

Ngay tại giai đoạn sơ khởi, chúng ta chỉ cần nắm vững nguyên tắc căn bản nầy: "phát triển đời sống" có nghĩa là "khiến cho đời sống tiến triển đến một giai tầng cao nhứt", tức là, vượt qua khỏi tất cả mọi vấn đề (khó khăn) và sự khổ sở (dukkha), vượt khỏi các ý nghĩa chính yếu và tế nhị mà hai chữ 'vấn đề" và 'khổ sở" có thể có được. Với những ai, từ trước đến giờ, còn chưa được nghe đến chữ dukkha, khổ sở, chúng tôi xin cố dịch gượng là "đau khổ, bất toại nguyện, tranh chấp, xao động -- tất cả những gì làm xáo trộn đời sống". Khổ sở (dukkha) là những gì mà chúng ta luôn luôn chạy trốn để khỏi gặp. Nó là điều gì đang khuấy động sự tĩnh lặng và thoải mái của đời sống.

Nó cũng là bất cứ điều gì cản trở sự toàn thiện của tâm linh. Khi được phát triển vượt khỏi mọi khổ sở (dukkha), đời sống sẽ đạt đến giai tầng cao nhứt có thể có được. Vài người còn chưa hiểu biết về các vấn đề (khó khăn) của chính họ. Họ chẳng hiểu được thế nào là khổ sở (dukkha), theo nghĩa tổng quát, hoặc chỉ liên quan đến đời sống riêng của họ. Họ nhìn vào chính họ và thốt lên: "Ồ! Tôi chẳng có vấn đề (khó khăn) nào cả, mọi việc đều yên ổn cả." Họ chịu coi mọi nổi khó khăn và lo lắng của họ như thông thường cả. Chúng ta có giống như vậy không? Ta cần phải có một cái nhìn đứng đắn, nhìn thật kỹ càng trong chi tiết vào đời sống của ta để xem thật ra chúng có điều gì đáng để gọi là một "vấn đề (khó khăn)" chăng. Có khổ sở (dukkha) chăng? Có điều gì chẳng được như ý chăng, hoặc đang làm cho đời ta bị xáo trộn?

 

 

Download Now

File name: Giac_Niem_Ve_Hoi_Tho.pdf

207 73

Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Những Bài Được Nghe Nhiều Nhất

S5 Box