Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Thiền Tứ Niệm Xứ

email add Xin email tới: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Tinh tấn Bhante Henopola Gunaratana

Câu hỏi: Khi hành thiền, chúng ta cần phải tinh tấn nhiều như thế nào? Các thiền sư đôi khi nói đến sự “tinh tấn không cố gắng” và “chỉ ngồi thôi” trong khi hành thiền. Chúng ta phải cố gắng như thế nào khi hành thiền?

 

Bhante Henepola Gunatara:

Khi hành thiền, bạn không nên bạ đâu tinh tấn đó hay tinh tấn một cách mù quáng. Thiền tập là một nỗ lực bền bĩ. Thậm chí trước khi bạn bắt đầu, bạn nên cân nhắc, “ Đây có phải là thời điểm phù hợp để hành thiền không?” Giả sử thời điểm đó đang bận rộn, truyền hình đang mở om sòm, mọi người đang chạy ngược chạy xuôi, cho dù bạn cố gắng thế nào đi chăng nữa, bạn có lẽ sẽ không thực tập được. Vì vậy, bạn phải hiểu được tình thế, bạn phải thật chánh niệm khi thực hành.

Nhưng một khi bạn đã chọn được địa điểm và thời gian để thực hành, tất nhiên, hãy vận dụng mọi nỗ lực để vượt qua sự lười biếng, buồn ngủ, bồn chồn, lo lắng và v.v… Đây là những trở ngại rất thông thường, phổ biến . Trong Phật giáo, chúng ta gọi chúng là "chướng ngại" vì chúng cản trở sự tiến bộ của chúng ta. Khi chướng ngại sinh khởi, chúng ta không nên lười biếng. Chúng ta không nên nghĩ, "Chà, con đường này quá khó! Tôi chỉ đang lãng phí thời gian của mình! Các chướng ngại này luôn luôn xuất hiện và gây trở ngại cho tôi khi đang cố gắng hành thiền. Tôi bỏ cuộc thôi!”. Bạn phải tự khuyến khích bản thân và luôn luôn làm mới nỗ lực của mình khi ngồi thiền. Bạn có thể nói với chính mình: "Tôi có thể làm được việc này. Điều này là có thể. Tôi có thể vượt qua cơn buồn ngủ , tôi có thể khắc phục trạng thái tâm bồn chồn, không yên này. Tôi thấy những người khác đã học được cách để làm việc này. Và tự tôi cũng có thể làm được điều này ". Vì vậy, bạn phải tự nỗ lực, bạn phải cố gắng lắc mình cho tỉnh táo và nói với chính mình: " Này, bạn! Không nên bỏ cuộc vì hèn nhát ! "

Về việc "Nỗ lực không cố gắng", đó là lời khuyên của một kẻ lười biếng. Không có việc nỗ lực không cố gắng. Mọi việc không đến với chúng ta một cách tự nhiên như không khí. Mặt khác, sự lười biếng, buồn ngủ, ham muốn, tham lam, chúng lại đến với chúng ta rất tự nhiên! Những điều tốt đẹp thường không đến với chúng ta một cách tự nhiên. Chúng có trong chúng ta do bản chất, nhưng chúng ta phải làm việc chăm chỉ để khơi dậy chúng. Vấn đề là tâm của chúng ta giống như nước. Nước luôn luôn tìm đường để đổ xuống nơi thấp nhất. Tương tự, tâm của chúng ta có xu hướng kéo chúng ta xuống cấp – đưa chúng ta đến những tư tưởng thấp hèn, sự biếng nhác trong việc thực tập, sự dễ duôi. Tuy nhiên nếu chúng ta đi theo cách đó, chúng ta cuối cùng sẽ bị rác rưởi trong tâm trí của chúng ta lôi xuống cống! Vì vậy, chúng ta phải nâng tinh tấn. Chúng ta tinh tấn và tiếp tục tinh tấn, cho đến khi chúng ta đạt được sự tinh tấn cần phải có. Chúng ta tận tâm tận lực trong việc thực hành, bất chấp điều gì xảy ra trong bất kỳ một thời thiền nào đó.

Có ba giai đoạn của tinh tấn. Theo Kinh Pāli, giai đoạn đầu tiên được gọi là arambhadhatu. Nó có nghĩa là "yếu tố đầu." Khi bạn đọc một cuốn sách đầy cảm hứng về thiền hoặc có một cuộc thảo luận đầy cảm hứng với một người bạn hoặc giáo viên về thiền tập, bạn có thể trở nên nhiệt tình và bắt đầu thực hành ngay lập tức. Tuy nhiên, một vài tuần hoặc vài tháng sau đó, nỗ lực của bạn có thể suy yếu dần. Bạn bị trượt trở lại vào vị trí xuất phát ban đầu.

Làm thế nào để tránh điều đó? Đó chính là nơi mà giai đoạn thứ hai của tinh tấn được cần đến: Nikkamadhatu. Về cơ bản nó có nghĩa là "tiến tới" với nỗ lực của chính bạn. Bạn chuyên tâm hành thiền, bạn thực tập hết mình và đều đặn. Thậm chí sau đó, bạn có thể lại trở nên lười biếng hoặc quyết tâm của bạn có thể bị lung lay. Đây chính là lúc bạn có thể chơi lá bài cuối cùng của mình. Bạn phải tự cho mình một lời động viên, nhưng cũng phải cứng rắn với chính mình: "Được rồi! Ta sẽ không nhúc nhích khỏi chiếc đệm này ngay cả khi cái lưng của ta đang giết chết ta! Được lắm, ta đang bồn chồn không yên và ta đã thấy điều này trước đó. Bây giờ đến phiền đầu gối của ta đau – tốt thôi! Ta cũng đã kinh nghiệm chuyện này rồi. Ta có thể ngồi cho đến khi vượt qua những khó chịu này. Ta có thể khắc phục được chúng. Cho dẫu ta có hao mòn thành một bộ xương, ta vẫn sẽ không nhúc nhích! " Đó là loại thứ ba của tinh tấn lực được gọi là parakkkamadhatu. "Parak" là dũng cảm. Trong quân lực, bạn được khuyến khích để đưa lòng dũng cảm và sự gan dạ vào công việc của bạn. Hành giả cũng cần sự tinh tấn đó.

Đôi khi mọi người đến hội Bhavana với thành ý muốn thực tập. Họ đăng ký chỗ nhiều tháng trước để đến ở lại một tuần, hai tuần hay một tháng. Tuy nhiên, chỉ một vài ngày sau đó, họ nói với tôi: "Ừm, Bhante, con phải đi. Con đã quên là con phải quay trở lại vì con có công việc này phải làm v.v… và v.v... "

Hoặc là bạn có thể trải nghiệm một khóa thiền đầy cảm hứng, trở về nhà và bắt đầu thực hành. Vài tuần hay vài tháng sau đó, quyết tâm của bạn trong việc thiết lập một thời khóa cho việc thực tập hàng ngày có thể bị lung lay. Lúc đó, hãy tự nhắc nhỡ bản thân rằng bạn có thể làm được. Hãy đem những vị thầy và các hành giả khác ra để làm gương. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nhóm hành thiền, tham dự khóa tu thường xuyên. Thực sự, tất cả những gì bạn cần phải làm đơn giản chỉ là: Khi bạn dành thời gian để thực tập, khi bạn chuyên tâm hành thiền, hãy tiếp tục thực hành một cách bền bĩ và dành cho thiền tập mọi năng lượng mà bạn có thể tập hợp được.

Trích Kinh Pāli : Āraddhaviriyassāyam dhammo nāyam dhammo kusītassa. (AN. Vol. 4,3)

Dịch: Giáo Pháp này là dành người nhiệt tâm, không dành cho những kẻ lười biếng

Theo: Effort

Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Những Bài Được Nghe Nhiều Nhất

S5 Box