Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Thiền Quán Tâm

email add Xin email tới: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Tâm là một phần của tự nhiên

Tâm là một phần của tự nhiên, không phải tôi, không phải một tự ngã, một con người nào cả.

Tâm là một hiện tượng tự nhiên. Chỉ khi nào có quan kiến đúng đắn này thì bạn mới có thể thực sự chánh niệm được. Bạn thực hành chánh niệm để tìm hiểu ra bản chất tự nhiên này. Mới đầu chưa thể nhận ra hay hiểu biết thực sự về chánh kiến này, bạn vẫn có thể nhìn tất cả những gì diễn ra bằng cái nhìn đúng đắn như vậy. Bạn vẫn có thể suy nghĩ bằng những thông tin đã có.

Tại sao bạn thực hành chánh niệm? Bởi vì bạn muốn hiểu chân lý, sự thật của tất cả mọi thứ; chính vì vậy bạn mới duy trì chánh niệm. Đừng quên mục đích này.
Thiền sinh: Con cố gắng hiểu xem tâm là cái gì. Đôi khi nó có vẻ rất rõ, dường như có thể sờ được nó nhưng thường thì rất khó nắm bắt. Xin thầy giảng thêm cho con về tâm ạ.
Thiền sư: Khi mới thực hành quan sát tâm, nó có vẻ như khó nắm bắt bởi vì chúng ta không quen quan sát nó. Nhưng khi đã thực hành một thời gian, tâm ngày càng trở nên rõ nét hơn. Bạn sẽ cảm nhận được nó ngày càng rõ, cứ như là mình đang quan sát các cảm giác trên thân vậy.

Điều hết sức quan trọng là phải nhận biết được những gì đang diễn ra trong tâm mình. Có lúc nó định tĩnh và an vui, lúc khác nó lại trạo cử, bất an. Thấy rõ được những trạng thái này và quan sát chúng, cùng với thời gian chúng ta sẽ học hiểu ra được tại sao chúng sanh khởi. Chúng ta sẽ thấy các ý nghĩ và tư tưởng tác động đến các cảm xúc ra sao. Chúng ta có thể thấy thái độ hành xử và các suy nghĩ của mình bị chi phối bởi những tư tưởng và các giá trị mà mình đã mù quáng chấp nhận, thường là từ thời còn trẻ tuổi, như thế nào, và chúng ta cũng nhận ra được mình đã dính mắc với chúng ra sao. Nhận biết được những tư tưởng và giá trị này sẽ cho chúng ta cơ hội để đưa đến trí tuệ, trí tuệ đó sẽ cho phép chúng ta đánh giá lại giá trị của chúng, bớt dính mắc hơn với chúng, và nếu cần thiết, sẽ thay thế chúng bằng những tư tưởng và giá trị có ích hơn.

*Thiền sinh: Khi tâm ở trong trạng thái tích cực, con thường cố ý đặt các câu hỏi như: “Nguyên nhân đư đến trạng thái này là gì?” hay “Trạng thái tâm này có tác động như thế nào?”. Có cần thiết phải làm thế không ạ? Con thấy làm thế cần phải có sự cố gắng và gây ra xáo động, bất an.

Thiền sư: Đừng đặt câu hỏi nếu điều đó làm tâm bạn xáo động. Chỉ cố hiểu bằng tri thức thì không phải là hiểu thực. Đó là lý do mà chánh niệm liên tục là điều cực kỳ quan trọng. Nếu bạn nhận biết được tất cả các tâm đang diễn ra và những gì tâm đang làm, đang cảm thấy, thì nhân và quả sẽ trở nên rất rõ ràng.
Khi bạn vẫn còn hứng thú với tiến trình quan sát, tâm sẽ tự động thẩm xét và tìm hiểu quan hệ nhân quả đó. Nếu quan sát tâm liên tục, bạn sẽ nhận ra được trạng thái tâm trước khi trạng thái tích cực đến, và cũng thấy được nó lại bị mất đi như thế nào. Quan sát cả tiến trình này, tâm sẽ thấy rõ được nhân quả.

*Thiền sinh: Cách nào là tốt nhất để quan sát được các hoạt động của tâm?

Thiền sư:Đừng tập trung chú tâm vào bất cứ một đề mục nào!
Chỉ khi bạn không tập trung chú tâm thì mới nhận ra được tâm.
Khi bạn đeo kính, nhưng không nhìn vào cái gì đằng trước cả, bạn sẽ dễ dàng thấy được cái kính mình đang đeo. Tuy nhiên, khi bạn cố nhìn cái gì đó, bạn sẽ không thể thấy được cái kính. Bản chất của tâm cũng như thế; nó không tập trung chú tâm "ra bên ngoài" thì tự nhiên nó sẽ quay "vào bên trong". Chỉ khi bạn không chú tâm ra bên ngoài thì tâm mới tự hay biết nó được..

Sayadaw U Tejaniya
Trích “Pháp Ở Mọi Nơi “
“Chỉ Chánh Niệm Thì Không Đủ “
Người dịch; Sư Tâm Pháp

Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Những Bài Được Nghe Nhiều Nhất

S5 Box