Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Thiền Quán Tâm

email add Xin email tới: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

CƠN ĐAU

Cơn đau, dù là trên thân hay trong tâm thì đều có thể là đề mục quan sát, chúng chỉ là cảm giác, là hiện tượng tự nhiên, sinh lên rồi diệt đi. Mỗi đề mục đều có những tính chất riêng và tính chất chung giống với các đề mục khác. Tôi bị đau đầu gối. Cơn đau đến rồi đi rất nhanh - đôi lúc đau khủng khiếp và rồi trong phút kế tiếp thì không đau chút nào. Tôi nhanh chóng nhận ra là không có khác biệt nào giữa đau và không đau. Chúng chỉ là một đối tượng, có cảm giác hay không có cảm giác, chỉ là hiện tượng tự nhiên. Sự khác biệt duy nhất là thái độ trước cơn đau. Chúng ta có thể trở nên ác cảm hoặc chỉ đơn giản quan sát các cảm giác một cách khách quan

.
Thái độ chân chánh ở đây chính là kiểm tra và chú ý tới các phản ứng của tâm đối với cơn đau hoặc cảm xúc. Phản ứng của tâm có thể dẫn đến đau nhiều hơn hoặc các căng thẳng trên những phần cơ thể khác nhau, thông thường nhất là ở ngực, cổ, vai, mặt hay thậm chí là một cảm giác sân. Khi bạn kiểm tra tâm, bạn sẽ thấy có một sự phản ứng với cơn đau. Cơn đau chỉ là cảm giác, một đối tượng và là tiến trình tự nhiên. Điều cần làm ở đây đơn giản chỉ là quan sát trình tự các sự kiện diễn ra để cố gắng nhận dạng những tà kiến, nguồn gốc tạo nên phản ứng trong tâm. Ví dụ như khi thiền tọa, một thay đổi nhỏ trong tư thế có thể làm giảm cơn đau. Tương tự, một thay đổi trong thái độ giúp giải phóng sự căng thẳng trên thân và tâm. Sử dụng sự hiểu biết này (cintāmayā paññā/ tư tuệ), chúng ta có thể quán chiếu những tác động qua lại xảy ra giữa thân và tâm, từ đó hiểu được bản chất cơn đau.

Quan trọng không phải là làm cho sự đau nhức mất đi mà là quan sát quá trình thân và tâm tương tác với nhau khi có cơn đau nhức hiện diện. Khi tâm quân bình, tiến trình của thân và tâm hiện rõ, sự đau nhức sẽ suy giảm, còn lại cảm giác đơn thuần mà không có tâm phản ứng. Chúng chỉ là diễn biến tự nhiên, sinh rồi diệt. Ngoại trừ trường hợp rất cá biệt, bình thường không có ai thích cơn đau. Vậy làm sao để sống với cơn đau? Tôi đã đề cập đến một số cách đối diện với cơn đau ở những trang trước. Nhưng chúng ta cần làm gì để sẵn sàng khi cơn đau đến? Cần có thái độ đúng. Đau hay không đau, bên nào tốt hơn? Nếu nghĩ không đau tốt hơn thì mỗi lần bị đau, ta sẽ thấy không thích, sẽ thất vọng và phiền não sẽ chiếm chỗ trong tâm. Vậy tại sao phiền não lại hiện diện? Vì chúng ta có tà kiến. Phải hiểu rằng đau chỉ là một hiện tượng tự nhiên. Nếu bạn có thể thấy và học hỏi từ các suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác trên cơ thể và mối liên hệ giữa chúng thì bạn sẽ sẵn sàng đón nhận cơn đau - và chắc chắn nó sẽ tới.

Việc thực hành của bạn chính là theo dõi và học hỏi từ các mối liên hệ này. Không cần phải làm cho đề mục mất đi và việc chúng mất đi hay không cũng đâu có liên quan gì. Bạn đang quan sát vì bạn muốn biết và hiểu bản chất tự nhiên của các hiện tượng. Đây là chánh kiến và thái độ đúng. Chúng ta có thái độ đúng khi chúng ta có chánh kiến.

Sayadaw U Tejaniya
Người dịch; Tống Dũng
Trích “Khi Chánh Niệm Trở Nên Tự Nhiên “

Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Những Bài Được Nghe Nhiều Nhất

S5 Box