Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Thiền Quán Tâm

email add Xin email tới: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Tâm suy Nghĩ

Thiền Sinh: Con ngồi thiền thấy tâm suy nghĩ rất nhiều một đôi khi con ghi nhận được nhưng đa phần thì bị tâm suy nghĩ kéo đi rất xa. Trường hợp như thế con có thể đổi đối tượng, quan sát hơi thở hay tiếng động được không?

Thiền Sư: Dĩ nhiên là được. Tuy nhiên mỗi lần suy nghĩ có mặt, nhận ra tâm suy nghĩ rồi trở về âm thanh hay hơi thở. Nhận biết sự suy nghĩ rồi trở về âm thanh, nhận biết suy nghĩ rồi quay trở lại với hơi thở, làm hoài như vậy từ từ hành giả hiểu ra rằng suy nghĩ chỉ là đối tượng để quan sát (như hơi thở, tiếng động). Hiểu được như vậy rồi suy nghĩ không còn kéo mình đi xa nữa.

Thiền Sinh: Thưa thầy con ngồi thiền thấy tâm si không buồn ngủ mà sao cứ ú lì không linh hoạt chút nào! Thầy có thể chỉ cách cho tâm con thích thú quan sát hơn không?

Thiền Sư: Tâm không năng động vì tâm chưa đủ mạnh, tâm yếu. Hãy thích quan sát trạng thái ù lì này. Muốn tâm mạnh, tâm năng động và linh hoạt chánh niệm sắc bén hành giả phải duy trì chánh niệm từng giờ, từng phút, từng giây. Nếu thấy tâm đờ đẫn không tỉnh táo có thể mở mắt lúc ngồi.  Mắt mở giúp tâm sáng suốt hơn. Tâm ù lì, đờ đẫn, không tỉnh táo, hành giả cũng có thể quan sát trạng thái tâm này. Đối tượng rõ haymờ không quan trọng, tâm có chánh niệm (hay biết gì không) mới là quan trọng!

Thiền Sinh: Con thấy mình tỉnh táo, không hôn trầm nhưng tâm cứ lười biếng, đờ đẫn không linh hoạt.

Thiền Sư: Trong này có tâm không ưa trạng thái này vì những giờ khác tâm tỉnh táo sáng suốt.

Thiền Sinh: Do thói quen chú tâm vào đề mục quá nhiều nên lúc ngồi thiền đầu nặng căng thẳng khó chịu. Con thư giãn mở mắt, nhưng một lúc mắt nặng, bắt nhắm lại. Con cũng đi kinh hành cho tâm thoải mái. Bây giờ lúc ngồi con nhắm mắt nhưng lấy căng thẳng khó chịu làm đề mục.

Thiền Sư: Đừng sử dụng quá nhiều sức bằng cách tập trung quá nhiều vào đề mục. Khi không dùng sức thì nặng và căng thẳng sẽ biến mất. Khi tâm dịu, hết khó chịu thì mới lấy nặng và căng thẳng làm đề mục quán niệm. Khi phiền não có mặt trong tâm (khó chịu, bực bội) thì quan sát cái gì cũng không còn là đối tượng của thiền tập.

Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Những Bài Được Nghe Nhiều Nhất

S5 Box