Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Thiền Quán Tâm

email add Xin email tới: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

CÙNG ĐỌC VÀ SUY NGẪM *Khi có dù chỉ một chút mong đợi nhỏ nào đó thôi, tâm bạn cũng sẽ bị rối lên ngay. Hãy nhìn lại thái độ hành thiền của mình, và đừng mong đợi kết quả!

*Khi bạn “tưởng” (cho rằng mọi việc cứ phải thế này thế kia như mình nghĩ), thì chính là tâm si đang lũng đoạn.

*Suy nghĩ có thể lừa dối bạn, nhưng cảm giác (vedanā) thì không thể – cảm giác là thật.

*Đừng tự bắt mình phải kiên nhẫn mà hãy quan sát sự thiếu kiên nhẫn của mình

*Khi bạn có thái độ không chân chánh, tâm sẽ không bao giờ vững mạnh lên được. Khi tâm mạnh, nó có thể thấy được bất cứ những gì trong tầm thấy của nó. Đó chính là Pháp đang vận hành; không liên quan gì đến cá nhân ai ở đây cả.

*Đừng bao giờ cố sức nhìn cho thấy cái gì. Mong muốn nhìn thấy đó chính là tâm tham.

*Đừng bao giờ cố tìm xem tâm nằm ở chỗ nào, nơi chốn là một khái niệm chế định. Bạn nhận biết được tâm do từ một thực tế là tâm đang làm công việc của nó.

*Mỗi khi bạn nghĩ rằng có chuyện rất quan trọng cần phải suy nghĩ, hãy dừng lại và tự hỏi mình xem nó có thực sự quan trọng hay không. Tại sao bạn lại muốn nghĩ?

*Để dính mắc phải biến mất hay để hiểu tại sao mình lại dính mắc, cái nào quan trọng hơn? Mong muốn loại bỏ một cái gì đó là sân (dosa)

*Khi bạn cảm thấy tự tin rằng thế là mình đã hiểu được phiền não, khi đó chính là tâm si đang hoạt động.

*Càng chống đối lại những gì đang diễn ra và càng muốn thay đổi nó, mọi việc sẽ lại càng tệ hại hơn mà thôi

*Cái cảm giác về “tôi” luôn luôn khởi lên, nhưng đối với tâm thì nó cũng chỉ là một đối tượng quan sát như bất cứ đối tượng nào khác. Bạn có thể học cách nhận biết sự có mặt hay vắng mặt của nó.

*Con người ta không muốn sống với mọi thứ y như nó đang là; mà luôn muốn sống với mọi thứ như là họ mong muốn.

*Mỗi khi bạn nóng lòng hay vội vàng muốn làm hay muốn biết cái gì đó, tâm sẽ bắt đầu tập trung, nhăm nhăm chú tâm và mong muốn kết quả.

*Khi nào không có trí tuệ (paññā), khi ấy chỉ có tâm si (moha).

*Khi hiểu rõ hơn về trí tuệ (paññā), khi ấy bạn sẽ hiểu rõ hơn về tâm si ( moha)

*Mong muốn người khác phải giống mình là một sự mong đợi ngu ngốc.

*Mỗi khi bạn đánh giá, phán xét cái này tốt cái kia xấu, khi ấy tâm si đang túm cổ bạn.

*Tại sao chúng ta ham muốn, thích thú cái này cái kia? Bởi vì chúng ta không nhìn thấy chúng như thực chúng đang là.

Sayadaw U Tejaniya
Trích “Chỉ Chánh Niệm Thì Không Đủ “
Người dịch; Sư Tâm Pháp

Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Những Bài Được Nghe Nhiều Nhất

S5 Box