Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Thiền Quán Tâm

email add Xin email tới: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

CÙNG ĐỌC VÀ SUY NGẪM Luôn luôn có ít nhất hai nguyên nhân chính tác động đến kinh nghiệm hiện tại của bạn; đà quán tính của những thói quen xấu và những gì bạn đang làm bây giờ.

Bản chất của Pháp là như thế này: đạt được nó, bạn không thấy vui; mà không được thì cũng chẳng buồn. Nhiều thiền sinh cảm thấy vui sướng lắm khi có được một kinh nghiệm nhất định nào đó và rất buồn khi không đạt được nó. Đó không phải là thực hành pháp. Thực hành pháp không phải là để có được kinh nghiệm, thực hành pháp là để hiểu biết.

Mục đích thực sự là để hiểu biết (bản chất cuả) mọi sự việc. Khi đó hạnh phúc sẽ theo đến một cách tự nhiên.

Trong thiền vipassanā, chúng ta muốn biết cái gì đang diễn ra, tại sao nó diễn ra, và chúng ta nên làm gì với nó.

Lúc bạn muốn có sự an lạc là lúc bạn có vấn đề rắc rối. Mong muốn chính là rắc rối. Điều vô cùng quan trọng là bạn phải thực hành với thông tin đúng, với suy nghĩ đúng và thái độ đúng.

Bạn đã bao giờ có được những khoảnh khắc bình an hoàn toàn không mong cầu, không bất an lo lắng chưa?

Hướng tâm đến đề mục đúng đắn chính là chánh tư duy (sammā-sankappa).

Tưởng (saññā) và tuệ (paññā) làm việc đồng thời với nhau.

Niệm (sati) nhìn thấy những gì đang diễn ra, còn tuệ (paññā) biết cần phải làm gì

Dù bạn đã từng làm bao nhiêu việc bất thiện chăng nữa, trí tuệ vẫn có thể giải thoát bạn được ngay trong kiếp sống này.

Khi tâm cảm thấy hoan hỷ trong sự hiểu biết, nó sẽ có động lực để nhìn sâu hơn nữa.

Quán chiếu là quan sát những gì đang diễn ra để hiểu được bức tranh toàn cảnh.

Bất cứ cái gì bạn nhận biết chỉ là đề mục (hay đối tượng quan sát). Tất cả đối tượng quan sát chỉ là những hiện tượng tự nhiên. Hãy để cho mọi việc tự diễn ra.

Cố gắng giữ chặt sự chú ý của mình trên đối tượng quan sát là tinh tấn sai đường.

Giữ giới là làm những gì nên làm và không làm những gì không nên làm.

Chánh niệm tự nhiên giống như việc lái xe; bạn biết cần phải làm gì, phải làm như thế nào và phải chú ý vào cái gì.

Mọi sự diễn ra không phải vì bạn muốn chúng phải diễn ra, mà bởi vì đúng nhân duyên.

Có ba cách thấy: 1.thấy bằng mắt thịt; 2.thấy bằng tâm; 3.thấy qua một cái khác – cái thấy này chính là tuệ giác.

Sayadaw U Tejaniya
Trích “Chỉ Chánh Niệm Thì Không Đủ “
Người dịch: Sư Tâm Pháp

Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Những Bài Được Nghe Nhiều Nhất

S5 Box