Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Thiền Quán Tâm

email add Xin email tới: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

CHÚ TÂM VÀO KỸ NĂNG VÀ CHÁNH TINH TẤN
Dhamma bao gồm tất cả mọi thứ, cả điều tốt lẫn đều xấu đều là dhamma, tự nhiên. Bạn có thể chỉ muốn điều tốt,

không muốn điều xấu, nhưng điều đó không thể nào có được.Bạn sẽ chắc chắn có những phản ứng tiêu cực, khi không đủ hiểu biết về hiện tượng hay có thái độ không phù hợp với kinh nghiệm nào đó, bạn sẽ có phản ứng tiêu cực và bạn không thể nào ngừng phản ứng đó được. Chỉ cần biết rằng, có phản ứng đang diễn ra. Hay biết điều đó và hãy hiểu nó, nhưng đừng cố gắng và tìm cách kết thúc điều đó, mọi thứ sẽ rơi về một điểm. Chỉ khi có được sự hiểu biết, trí tuệ biết cách để cân bằng, hãy làm điều gì cần phải làm và bỏ đi những thứ không cần từng chút một. Đừng ép điều gì đó diễn ra. Điều này đi ngược lại tự nhiên. Khi bạn không thể có được điều gì chỉ vì bạn muốn hoặc vì bạn đã bỏ công cho nó, thì có 2 điều sẽ đưa chúng ta tiến bước : Bạn đã nỗ lực bao nhiêu và Bạn đã thành thục cỡ nào khi làm việc đó. Hãy chú tâm vào việc áp dụng kỹ năng và nỗ lực đúng đắn (chánh tinh tấn) – đây là những điều mà bạn cần phải để tâm. Hành thiền không giống xổ số. Bạn không thể nào bỏ một vài đồng mà đòi thắng một cú ăn may lớn được.

Giảm trừ phiền não là một quá trình học tập, và bạn sẽ phải thấy rằng, hiểu biết của mình từ từ tăng trưởng và tiến hướng về trung đạo khi bạn nhận ra được các cực đoan. Trấn áp và biểu lộ là 2 cực đoan, nhưng bạn sẽ phải trải qua tất cả. Quan sát tâm mình làm việc trong những lúc này, hãy học điều gì có ích và hãy thay đổi bản thân tương ứng. Nếu bạn nghĩ điều gì đó là tốt, bạn đang ở một cực đoan, nếu bạn nghĩ điều gì là xấu, bạn đang ở một cực đoan khác. Bạn phải thấy chúng như chúng là và nơi chúng có mặt. Nơi đó chính là Trung đạo.

Phiền não sẽ cho thấy năng lực của nó mà bạn thì không thể ngăn điều đó được.

Ví dụ, khi phiền não khởi sinh trong tâm, bạn không cố gắng để nó dừng lại hoặc khích lệ nó. Bài tập chánh kiến là hãy nhớ rằng: Phiền não này không phải là Bạn. Phiền não sẽ cho thấy sức mạnh của nó, và bạn thì không thể ngăn điều đó được. Hãy bước lùi lại, để mắt quan sát phiền não, nhất quán và kham nhẫn, học hỏi và tìm ra các chức năng của nó và những đặc điểm làm việc của phiền não. Đây là một tiến trình học tập.


CÁCH LÀM VIỆC KHI GẶP KHÓ KHĂN

Làm thế nào để chúng ta nhìn thế giới qua ống kính của Giáo pháp? Khi chúng ta nghĩ về thế giới, chúng ta đã làm việc với các khái niệm rồi, chúng ta nghĩ về con người, nơi nọ chốn kia, tình huống nọ kia. Khi tâm để ý đến khái niệm, thì trạng thái thiện hay bất thiện khởi sinh tùy thuộc vào mức độ hiểu biết chúng ta có.

Tôi để ý thấy rằng khi thiền sinh quan sát phiền não, thì thường họ quan sát với ý niệm chúng là kẻ thù mà họ phải chiến đấu. Bản thân nhận thức đó đã là một sự thất bại rồi. Phiền não giống như khi bạn chiến đấu, vì tự thân sự chiến đấu đã là một phiền não, và chúng rất khoái chí khi có gián điệp bên cánh bạn. Chiến đấu chống lại cơn giận sẽ làm bạn trở nên giận hơn, hoặc “bị cơn giận bao quanh”. Phiền não không thể nào chịu được khi bạn cứ lặng lẽ quan sát nó. Khi bạn chấp nhận sự có mặt của phiền não, hãy hứng thú với điều đó, và cố gắng để hiểu biết nó. Đó sẽ là khi phiền não thấy thực sự không thoải mái.

Đối với tôi, tôi hiểu được rằng khó khăn sẽ giảm bớt nếu tôi thực tập với chánh niệm. Tôi đã ghi nhận được rằng tần suất đau khổ và các vấn đề giảm đi khi tôi thực hành. Thực sự, hiểu biết này đã là động lực để tôi tiếp tục thực hành. Khi hiểu biết thực sự có mặt và vững mạnh thì tâm sẽ thay đổi và trở nên tốt hơn. Nếu trí tuệ không đủ mạnh, thì tâm sẽ không thể thay đổi vì phiền não vẫn tiếp tục khởi sinh. Có nhiều người họ biết về thiền nhưng họ không hề thực hành, với những người này, tâm họ sẽ không thực sự thay đổi được.
Trầm cảm đã dẫn tôi đến với sự thực hành một cách toàn tâm toàn ý ở nhà. Tôi nhớ ban đầu tôi đã thử rất nhiều cách để giảm bớt những cảm giác này. Tôi đi đến những nơi mà trước đây tôi đã đi và khám phá những nơi mới để tìm kiếm niềm vui, nhưng cơn trầm cảm đi theo tôi bất cứ nơi đâu. Tôi không thể nào tìm thấy niềm vui khi tôi đi chơi với bạn bè, dù tôi có đi ra biển hay đi lên núi, hay đến những nơi đáng sợ. Không một điều gì có thể làm tôi vui lên được. Thậm chí, thuốc phiện cũng không giúp được gì. Có lúc, tình hình còn đến mức mà nếu tôi có lên được mặt trăng thì cơn trầm cảm vẫn theo tôi lên đó.

Trong suốt giai đoạn này của cuộc đời, đau khổ trở thành đối tượng rất rõ để hành thiền. Tôi đã quan sát cho đến khi không thể nào chịu nổi nữa và tôi đã phải đổi đối tượng sang một cái gì đó trung tính hơn để tiếp tục ghi nhận. Ở Myanmar, ānāpānasati (chánh niệm về hơi thở) lúc đó là một cách thực hành rất phổ biến, trung tính nhưng với tôi lúc đó nó quá vi tế, vì đau khổ quá mạnh. Tôi cần cái gì đó mạnh hơn để hơi thở trở nên rõ hơn. Tôi đã tìm được cách với ống hít Vicks, tôi phát hiện rằng khi tôi dùng ống hít, thì có thể có được sự chú tâm ở phần lỗ mũi. Khi dùng trí tuệ, thì tôi không yêu cầu bạn phải nghĩ về giải pháp hay cách xử lý tình huống thông qua suy nghĩ. Đó không phải là điều tôi đang nói. Suy nghĩ một chút sẽ cho phép chúng ta thực hành hiệu quả. Tôi thấy đó cũng là một cách thực tập được cân nhắc khi bạn chánh niệm và bạn suy tư một chút về: Việc bạn đang làm, cách bạn đang làm, và điều bạn phát hiện ra là: một chút thôi, không phải rất nhiều. Đây là điều chúng ta làm khi chúng ta làm việc. Khi làm việc, chúng ta thường suy tư về bất cứ việc nào mà chúng ta đã làm trước đó và cách thức chúng ta nên áp dụng để hoàn thành loại công việc này; vì vậy chúng ta tìm được cách tốt nhất để tiếp tục làm việc. Không ai trong chúng ta làm việc mà không cân nhắc xem nên làm nó theo cách tốt nhất cả. Kể cả khi chúng ta đang cố gắng sửa cái gì đó mà chúng ta không rành, thì chúng ta vẫn cứ cố chắp vá, dành thời gian để suy tư, kiểm tra xem điều gì đang diễn ra, xem liệu nó có hoạt động không, rồi lại chỉnh sửa thêm chút nữa. Đó chính là điều tôi muốn nói, bằng cách dùng trí tuệ theo năng lực hiểu biết của mình để tìm cách thực hành theo cách của mình.

Nếu bất cứ trạng thái nào trong bốn Phạm trú (Brahma vihāra), hay là các “trạng thái vi tế” của từ tâm, bi tâm, hỷ tâm, và xả tâm khởi sinh, tâm sẽ cảm thấy rất tốt, chúng ta sẽ cảm thấy bình an và dễ dàng hiểu mọi thứ như chúng là. Nếu có bi tâm mà không có trí tuệ, thì bi tâm đó sẽ có thể bị tác động vì bị trộn lẫn với trạng thái không chấp nhận điều thực sự đang là. Một cảm giác bất lực sẽ khởi sinh. Nếu điều này xảy ra, bạn sẽ cần phải để tâm mình lắng lại trước. Sau đó, hãy quay trở lại quan sát trạng thái tâm bất thiện với chánh kiến. Đừng cố gắng ép mình phải có được trạng thái quân bình. Làm việc với các trạng thái bất thiện khởi sinh cho đến khi tâm trở lại trạng thái cân bằng. Rồi bạn sẽ nhận ra rằng, có phải bốn Phạm trú đang khởi sinh trong tâm bạn hay không.

Sayadaw U Tejaniya
Trích “Thu Nhặt Bụi Vàng “
Người dịch: Pháp Hỷ

Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Những Bài Được Nghe Nhiều Nhất

S5 Box