Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Thiền Quán Tâm

email add Xin email tới: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

LÀM VIỆC MÀ MÌNH NÊN LÀM

Thiền sinh thường biết về Ngũ giới và Bát quan trai giới, vì vậy tôi không cần phải nói với họ về việc đó nữa. Nếu như bạn luôn có chánh niệm, thì tự động bạn sẽ tuân thủ ngũ giới. Chúng ta phải có ý niệm về việc Ngũ giới mang lại điều gì để giữ giới được. Hiểu biết điều đó quan trọng, nhưng tôi lại không phải là kiểu người sẽ áp đặt các yêu cầu lên mọi người. Nếu bạn chỉ làm theo hướng dẫn của tôi mà trong lòng bạn không muốn thực hiện việc thẩm sát thì trí tuệ sẽ không khởi sinh. Bạn cần phải học đến trình độ mà tự bạn hiểu được tại sao bạn cần thực hiện theo những cách nhất định.

Có 2 khía cạnh về Sīla (giới): Làm điều nên làm và không làm điều không nên làm. Nếu bạn biết về Pātimokkha (Luật tạng), Đức Phật Ngài dạy: Làm điều tốt, tránh việc ác, và thanh lọc tâm. Đức Phật Ngài dạy hãy làm việc nên làm. Ngũ giới và Bát quan trai giới mà chúng ta thường nói tới là tránh xa những điều không nên làm. Hãy nhớ rằng ngoài ra nó còn có khía cạnh khác nữa là: hãy làm điều nên làm càng nhiều càng tốt.

Nếu chúng ta chánh niệm luôn khi và trí tuệ khởi sinh, chúng ta bắt đầu hiểu được điều gì nên và điều gì không nên, vì chúng ta sẽ quan sát được những tác động mà hành động chúng ta mang lại, và học hỏi từ đó. Trong kinh nghiệm cá nhân, thái độ của tôi thay đổi nhờ sự thực tập liên tục.
‘Vô ngã” chính là nguyên lý nhân – quả.

Tôi trở nên điềm tĩnh và nói chuyện rất ít hoặc không nói chuyện nếu đó không phải là chuyện quan trọng. Khi tôi đã nói chuyện là tôi nghiêm túc. Cẩn trọng trong lời nói trở nên quan trọng trong sự thực tập của tôi. Tôi đã thực hành việc tránh nói dối, nói xấu, buôn chuyện, nói chuyện tầm phào, nói lời thô ác, và nói lời vô ích. Và kết quả là việc hành thiền của tôi được sâu hơn

CÁC TÁC ĐỘNG VÀ ĐIỀU KIỆN
Hành vi của mỗi người phần lớn đều từ những tác động và điều kiện đã qua của họ. Người lớn lên ở Châu Á thì có nền tảng văn hóa nhất định, và người lớn lên ở Châu Âu hay Mỹ thì cũng có nền tảng của riêng họ. Rồi điều kiện cá nhân, ảnh hưởng của bố mẹ, và kinh nghiệm của mỗi người trong đời họ. Có rất nhiều sự kết hợp và hoán vị mà mỗi người đều có điểm riêng biệt. “Vô ngã” chỉ là nguyên tắc nhân – quả. Ví dụ, ai đó rất nóng tính, và kiểu người đó sẽ có một số điểm mấu chốt rất dễ để kích nổ họ. Nếu bạn hiểu rằng: Người đó đã trải qua những gì khiến họ mất kiểm soát thay vì tin rằng người đó có ý định tiêu cực hướng đến bạn; Lúc này bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy được quá trình và tha thứ cho họ. Bạn nhận ra rằng, do có các điều kiện làm nhân nên

Quả khởi sinh, và vấn đề không phải là về người nổi giận, mà là về tổ hợp những điều kiện đã đưa đến kết quả này.

Nếu bạn ở trong thời khắc hiện tại, từ thời khắc này đến thời khắc khác, thì bạn sẽ thấy nhiều nguyên lý được khơi mở. Nếu bạn tức giận và bạn quan sát cơn giận nhiều lần, bạn cũng sẽ bắt đầu ghi nhận làm thế nào mà cơn giận lại không thể trốn thoát khỏi bạn khi bạn có chánh niệm. Bạn bắt đầu quan sát cách thức, với chánh niệm và trí tuệ, các trạng thái tâm bất thiện không thể kiểm soát tâm. Nếu không có chánh niệm và trí tuệ, các trạng thái tâm bất thiện sẽ có được trớn mà bạn không hề hay biết. Khi có sự ghi nhận, bạn bắt đầu để ý về cách thức thói quen nổi giận có thể khởi sinh trong sự vắng mặt của chánh niệm hoặc trí tuệ, và cách quy trình này được khơi mở một cách tự nhiên. Tất cả là về các lộ trình làm việc của tâm, chưa bao giờ là về câu chuyện hay yếu tố bên ngoài. Khi bạn hiểu được lợi ích của điều gì đó, tác hại của điều ngược lại sẽ rất rõ ràng.

Tôi nói điều này rất nhiều lần: Khi thiền sinh thành công quan sát điều gì đó bất thiện và nó trôi qua, họ vui. Nhưng điều đó còn chưa kết thúc. Điều quan trọng là phải suy tưởng đến mức là Điều gì sẽ xảy ra nếu như chúng ta không chánh niệm? Nếu chúng ta chỉ lo vui vẻ trên vùng đất la la land thì chúng ta sẽ không thể học được điều xảy ra khi chúng ta thất niệm.
Tôi luôn nói với thiền sinh là đừng có dính vào tình tiết câu chuyện, nhưng nó cũng giúp thấy được ý tưởng mà câu chuyện mang lại. Câu chuyện có thể là “Anne đã gây ồn và tôi rất tức giận với cô ấy” trong khi ý tưởng đằng sau là “mọi người không nên làm ồn”. Chính ý tưởng này đã ảnh hưởng đến tâm. Nhưng khi điều đó được thấy rõ thì ý tưởng đó đã trở nên không còn hữu dụng nữa, và nó sẽ được buông bỏ.

Sayadaw U Tejaniya
Trích “Thu Nhặt Bụi Vàng “
Người dịch: Pháp Hỷ

 

Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Những Bài Được Nghe Nhiều Nhất

S5 Box