Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Thiền Quán Tâm

email add Xin email tới: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

ĐỊNH KIẾN

Trong khu rừng, hay trong vườn cây, làm thế nào để bạn kinh nghiệm sự im lặng thế nào? làm thế nào bạn kinh nghiệm sự tĩnh lặng? Tôi đã hỏi nhiều người câu hỏi này.

Với một số người thì nỗi sợ sẽ khởi sinh trong họ. Những người trẻ thì nói với tôi rằng khi không có điều gì cho họ làm thì họ thấy chán. Như vậy thì bạn có thể thấy rằng, việc tốt hoặc xấu tùy thuộc vào người trải nghiệm và tùy thuộc vào những cảm giác đã thành định kiến với đối tượng đó.

Có hàng tấn những kiểu tích tụ như thế này mà bạn đã có từ hồi nhỏ và bạn thực sự muốn thấy những ý tưởng này đã được bồi đắp theo năm tháng. Nếu những định kiến nho nhỏ này được nhìn cho đúng, thì tâm sẽ không còn bị làm phiền bởi điều đang diễn ra nữa. Nếu bạn tiếp tục thực hành thường xuyên, chắc chắn càng ngày tâm bạn sẽ có ít dính mắc/ tham đắm hơn.

NHƯỜNG NHỊN THEO CÁCH KHÁC

Khu chợ nơi cửa tiệm nhà tôi là một khu rất đông đúc. Rất nhiều cửa tiệm xếp dọc san sát nhau với những lối đi rất nhỏ và hẹp. Những người trông cửa hàng thì chuyển hàng đến hàng đi rồi những người mang vác thì chạy tới chạy lui để chuyển hàng cho mấy người này. Người ta cứ lao đầu chạy mà không thèm quan tâm trên đường có ai. Tôi rất bực mình mỗi khi tôi phải nhường đường cho họ, mà điều này thì thường xuyên xảy ra! Tôi biết rằng, người ta sẽ đâm vào tôi nếu tôi không nhường đường, nhưng đó cũng là một sự khó chịu vì tôi luôn là người phải cẩn thận. Mà điều này thì diễn ra hàng ngày.

Khi tôi bắt đầu thực hành liên tục, tôi trở nên chánh niệm với sự khó chịu khởi sinh với tình hình này. Sau khi chánh niệm về sự khó chịu được một thời gian dài, tôi bắt đầu coi đó là một sự thực hành tốt vì tôi nhường chỗ cho họ để tránh va chạm xảy ra, và tôi thấy việc nhường đường là một hành động của từ tâm. Khi tôi thực hành ngày qua ngày và chánh niệm gia tăng, những hành động tốt cũng theo đó mà tăng. Sự tức giận đi cùng với tâm chỉ trích đã giảm bớt. Khi sự tức giận biến mất, thì tôi bắt đầu cảm thấy thương cho những người này.

TRẢI NGHIỆM KHÁC, PHẢN ỨNG KHÁC
Khi cần, hãy dùng bất cứ thứ vũ khí nào mà bạ

n có trong kho. 6 căn luôn luôn có xúc khởi sinh. Đừng đi theo bất cứ sự tiếp xúc nào. Chỉ hay biết trạng thái tâm, và cứ ở yên với sự hay biết, với tâm quan sát. Tâm cảm thấy như thế nào, hoặc phản ứng như thế nào mỗi khi có sự tiếp xúc khởi sinh ở các giác quan này? Có sự chống đối nào không? Có thể, ban đầu, bạn sẽ cần phải để yên và chấp nhận tình hình như vậy, nhưng không sao cả, vì bạn đang sử dụng trải nghiệm này làm phương tiện để phát triển kỹ năng trong việc thực hành thiền.

Trong đời sống thường nhật, khi trí tuệ yếu, ban đầu có thể bạn phải chú tâm vào chánh niệm. Tâm có thể ghi nhận tình huống đang diễn ra, trong khi chánh niệm tự động gom dữ liệu ở đằng sau. Khi chánh niệm gom đủ dữ liệu từ sự trải nghiệm, và bức tranh trở nên hoàn chỉnh, tâm thiện phát triển mạnh hơn, thì kết quả là bạn sẽ dừng làm theo phiền não.

Ví dụ, bạn đang ở một nơi giao tế, và bạn bỗng nhiên nói điều gì đó thô lỗ vì cái trớn nói chuyện rất lớn. Để chánh niệm tiếp tục hay biết ở đằng sau, trong khi bạn vẫn tiếp tục nói chuyện với người khác. Đến một lúc, khi nhìn thấy được toàn bộ quá trình này, chánh niệm sẽ có bức tranh đầy đủ và trí tuệ sẽ khởi sinh và xử lý tình huống. Việc làm điều gì đó sai là điều không tránh khỏi trong đời sống thường nhật, nhưng bạn phải học được điều gì đó lợi ích từ những kinh nghiệm này. Đừng để phiền não chạy tự do nếu không thì tình hình của bạn sẽ xấu tệ.

Tưởng tượng kết quả khác nếu chỉ có tâm si làm việc. Có thể, tình huống đó sẽ trở nên ghê gớm hơn nữa. Chúng ta phải nhận ra mọi thứ như chúng vốn dĩ. Nếu tâm có thói quen xấu, thì chúng ta phải nhận ra điều đó. Khi bạn nhiệt tình ghi nhận điều gì diễn ra trong tâm thì chánh niệm sẽ có mặt. Việc đó cần thời gian, và mỗi người có căn tánh khác nhau. Chúng ta đều có những lỗi lầm, và chúng ta cần phải nhìn vào điều gì đang có mặt trong tâm chúng ta và hay biết nó đến khi tâm nhận ra rằng nó không muốn điều đó xảy ra như vậy nữa. Chính sự nhận ra đó sẽ giúp bạn học cách để buông bỏ.

Chúng ta nghĩ rằng, trong cuộc sống thường nhật, chúng ta giao tiếp với rất nhiều người. Thực ra, hầu hết chúng ta thường chỉ giao tiếp với một số kiểu người nhất định lặp đi lặp lại. Chúng ta phải ứng xử với điều này thế nào? Chúng ta nên làm thế nào để trở nên thuần thục hơn? Miễn là khi chúng ta còn có ý định thực hành Dhamma trong đời sống, thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Những trải nghiệm này rất quan trọng và mỗi một trải nghiệm đều cho bạn một bài học cuộc sống. Cũng giống như chơi game, là chủ đề mà tôi thích nói chuyện với đám trẻ con. Bạn chơi và bạn đạt đến cấp độ 1. Rồi bạn vượt lên các cấp độ cao hơn nữa, rồi bạn thắng trò chơi. Bạn biết cách làm việc này thế nào vì bạn đã có kinh nghiệm đó. Bạn biết cách chơi trò chơi thế nào để thắng ở cấp độ này. Tất nhiên, nếu bạn không biết cách học từ kinh nghiệm thì bạn sẽ không có được bất cứ cái gì dù cho cuộc đời có cho bạn bao nhiêu bài học trên đường đời đi chăng nữa!
Tất cả chúng ta đều có sai lầm, và chúng ta cần phải nhìn vào: Điều gì đang có mặt trong tâm ta và hay biết điều đó, cho đến khi tâm nhận ra rằng: Nó không muốn việc diễn ra như vậy nữa. Chính sự nhận ra này, sẽ giúp bạn học cách buông bỏ.

Chúng ta không kiên nhẫn với việc đơn giản chánh niệm; chúng ta không tin rằng nó sẽ có hiệu quả hoặc tin rằng nó sẽ có thể phát triển thành cái gì đó khác.

*Cách nhẹ nhàng hơn

Khi tôi bắt đầu thực hành trong việc kinh doanh ở nhà, chánh niệm của tôi không ổn định. Tôi thường bù lại chỗ chánh niệm bị thiếu hụt này bằng cách dùng sức nỗ lực nhiều hơn. Lúc đó, tôi mong muốn rằng mình có thể chánh niệm được thật nhiều, nhưng chỉ riêng việc có thể chánh niệm được thôi cũng đã quá mệt. Tôi không thể làm hơn nữa. Sau một thời gian, tôi bắt đầu thuần túy chánh niệm tuy không liên tụcvà cứ ngày nọ tiếp ngày kia sẽ hình thành sự thực hành theo khuôn khổ dài hạn. Trớn thực hành sẽ được gom lại từ những điểm nhỏ gom lại với nhau tạo nên một cơn sóng thần chánh niệm có thể nhìn thấy được rất rõ.

Chúng ta không tin việc thuần túy chánh niệm sẽ hiệu quả , cũng không tin chút chánh niệm đó có thể phát triển thành cái gì đó lớn lao nên chúng ta không đủ kiên nhẫn với từng chút chánh niệm. Thường thì chúng ta hay sử dụng sự nỗ lực của tự thân trong khi chờ đợi có được trớn thực hành phát triển theo một trình tự tự nhiên, theo luật tự nhiên và năng lượng tự nhiên. Không may là nỗ lực cá nhân đó lại sớm yểu mệnh và không hỗ trợ được cho chúng ta trong từng ngày. Lúc đó, chúng ta bắt đầu nghi ngờ khả năng sống với chánh niệm trong đời sống thường nhật.
Hình ảnh “nhìn với một cái liếc mắt”mô tả một kiểu chánh niệm quan sát hoạt động của tâm trong trạng thái đón nhận đối tượng. Tâm trở nên hay biết về tất cả đối tượng phù hợp với tần số tâm linh này. Nói một cách khác, khi chúng ta đổi hướng và chú tâm quan sát đến bản thân đối tượng, và quá dùng sức để nhìn các đối tượng này sẽ dẫn đến hiện tượng các đối tượng dường như biến mất vì người quan sát và vật được quan sát không còn ở cùng dải tần số nữa. Chúng ta có thể dùng sự so sánh với người đo thị lực ở đây. Khi bạn đến chỗ người đo thị lực, họ sẽ yêu cầu bạn thử các mức kính khác nhau để quyết định xem độ kính nào thì phù hợp với bạn. Khi độ kính phù hợp thì bạn có thể thấy được các con chữ rất rõ. Nếu người ta đưa cho bạn độ kính thấp hơn hoặc cao hơn thì con chữ sẽ bị mờ. Tương tự như vậy đối với tâm ở cùng tần số với các đối tượng. Trong khi bạn tưởng rằng bạn dùng nhiều sức thì sẽ nhìn thấy tốt hơn, nhưng có thể bạn vẫn không thể thấy được rõ ràng.

Chánh niệm, hay biết một cách thuần túy cho phép chúng ta tiếp tục thực hiện những công việc mà chúng ta cần làm trong khi sự hay biết vẫn đang làm công việc ghi nhận ở hậu trường. Chính sự chánh niệm nhẹ nhàng này dù không phải liên tục ngay từ đầu nhưng dần dà sẽ tạo nên trớn thực hành. Khi chánh niệm trở nên tự nhiên, sự hay biết sẽ liên tục, và nó sẽ giống như bạn sống với chánh niệm trong bất cứ việc làm nào. Đối với tôi, đó chính là lúc tôi hiểu ra bản chất chân chính của việc thực hành vipassanā và bắt đầu tin tưởng rằng chúng ta vẫn có thể giác ngộ khi chúng ta sống trong đời sống thường nhật.

Sayadaw U Tejaniya
Trích “ Thu Thập Bụi Vàng “
Người dịch; Pháp Hỷ

Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Những Bài Được Nghe Nhiều Nhất

S5 Box