Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Thiền Quán Tâm

email add Xin email tới: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

TẠO MỘT CỘNG ĐỒNG CÙNG THỰC HÀNH

Trước khi tôi bắt đầu thực hành, tôi là một thành phần bất hảo của gia đình. Những lời nói của tôi không có một tí sức nặng nào vì cả nhà đều biết tôi hay nói dối. Nhưng khoảng 3 năm trong lúc thực hành, tôi nói ít đi vì tôi cân nhắc mỗi lời nói rất cẩn thận. Lúc đó, mọi người sẽ lắng nghe tôi mỗi khi tôi nói vì điều tôi nói có giá trị nào đó. Họ lắng nghe vì họ biết rằng điều tôi nói là kết quả việc tôi đã có nhiều suy tưvề nó. Đôi khi, gia đình tôi thấy suy sụp vì họ biết rằng tất cả những điều tôi nói đều là sự thật

.
Gia đình tôi có thông lệ tụ họp mỗi Chủ nhật, chúng tôi thường ăn uống và chuyện trò. Những cuộc nói chuyện thường chỉ xoay quanh mẫu xe mới nhất, chuyện các ngôi sao,... tương tự thế. Lúc đó, tôi đã thực hành được một thời gian và thấy việc này thật lãng phí thời gian. Tôi cân nhắc xem việc gì đáng làm và từ từ ý định hình thành trong tâm tôi. Ngày nọ, tôi gợi ý cả nhà ngồi thiền cùng nhau. Cả gia đình tôi đều có kinh nghiệm hành thiền vì bố tôi thường đưa chúng tôi đến thiền viện. Vì vậy cả nhà đồng ý ngồi thiền. Chúng tôi ngồi 15 phút, rồi ăn uống.

Sau một thời gian, ý định đó vững vàng hơn, và chúng tôi thường ngồi thiền cùng nhau mỗi khi chúng tôi tụ họp. Sau khi ăn uống hoặc trong khi ăn, tôi thường gợi ý cho cả nhà thảo luận, và chúng tôi thường nói về đời sống, về việc chúng tôi có hạnh phúc hay không. Tôi thường hỏi từng người “Anh/Chị cảm thấy đời sống của mình thế nào? Anh/Chị có vừa ý với đời sống của mình hay không?” Cuộc vui bỗng trở nên nghiêm túc, một người anh của tôi nói rằng, anh ấy không thỏa mãn với đời sống của mình, còn một người khác thấy rằng với anh ấy thì 50 -50. Dần dần, những người họ hàng của tôi bắt đầu chia sẻ những chi tiết trong đời sống của họ và những cảm xúc, một số bắt đầu khóc sau khi chia sẻ và được giải phóng chút ít. Đó không phải là điều mà họ cân nhắc. Mỗi người điều sống kiểu đi qua cuộc đời, thời gian trôi qua, và họ không bao giờ tự hỏi xem họ đã sống một cuộc đời thế nào.

Tuần nọ kế tiếp tuần kia, câu hỏi được đặt ra tiếp tục là: Nếu như anh/chị không thấy hạnh phúc với đời sống của mình, thì làm thế nào để làm cho anh/chị được hạnh phúc? Làm thế nào để anh/chị xử lý được điều đó? Chúng tôi mang Dhamma vào trong mỗi cuộc nói chuyện và cuộc gặp mặt gia đình biến thành những cuộc thảo luận về Dhamma. Với trí tuệ, bạn sẽ biết cách để giúp người khác.

Mỗi người đều sống kiểu đi qua cuộc đời, thời gian trôi qua và họ không bao giờ từng nghĩ xem họ đã sống một cuộc đời như thế nào.

Tôi muốn thiền sinh biết rằng, Chánh niệm là một cam kết cả đời, không phải là việc có thời hạn. Đó là việc mà chúng ta thực sự cần phải làm luôn khi.

Chỉ khi chúng ta thấy được bản chất của tâm, chúng ta sẽ hiểu được bản chất của pháp

CHUỖI QUAN HỆ NHÂN – QUẢ

Một thiền sinh trong các khóa thiền của tôi thường có những câu hỏi liên quan đến tự do ý niệm (free will). Khi chúng tôi nói chuyện về tiến trình làm việc của các điều kiện, nhớ rằng có một dòng tâm hoạt động trong một tiến trình có điều kiện. Những điều kiện của tâm này dẫn đến sự tác động cho tâm kế tiếp và lúc đó, bất cứ điều gì tâm lựa chọn làm trong khoảnh khắc kế tiếp đã có sự thêm hay bớt một chút tác động từ phẩm chất đó. Sau đó nó biến mất và lại là điều kiện để khởi sinh cho tâm tiếp theo. Mỗi tâm bắt đầu với cái gì đó, một điều kiện, nhưng tâm đó có một khoảnh khắc trong hiện tại để lựa chọn ý nghĩa sự tồn tại theo hướng hành động hay bất động, trước khi nó biến mất. “Mọi thứ đều bị ràng buộc bởi các điều kiện” có nghĩa là có một dòng chảy không ngừng và khoảnh khắc hiện tại bị phụ thuộc bởi khoảnh khắc trước đó. Cùng một lúc, có một thành phần về sự lựa chọn trong hiện tại thông qua trí tuệ vì trí tuệ có tự do ý niệm (free will). Kết quả là, trí tuệ đó có khả năng lựa chọn động hoặc bất động nếu nó muốn. Tất cả mọi thứ đều bị ràng buộc bởi các điều kiện, nhưng bạn cũng không thể nào hình dung được mức độ khổng lồ của nghiệp mà bạn đã tích tụ có năng lực trổ quả vào mỗi một giây phút.

Nếu ai đó phát triển một thói quen giận dữ trong suốt cuộc đời họ, người đó sẽ luôn giận dữ dù chỉ với một chuyện rất nhỏ. Nếu người đó có nghiên cứu về việc thực hành thiền, bắt đầu thực hành và hiểu ra những lợi ích của việc thực hành trong giây phút hiện tại, thì người này sẽ có thể dần dần phát triển đến cấp độ mà với chánh niệm và trí tuệ anh ta có khả năng quyết định việc cần làm trong chánh niệm. Người này có thể quyết định liệu có nên tiếp tục tức giận hay không, hay là tiếp tục tức giận và ghi nhận cơn giận rồi phát triển hiểu biết về cơn giận này. Lựa chọn này xây dựng nên tự do ý niệm (free will).

Nếu chỉ có si mê có mặt, thì đó là điều kiện và người này sẽ hành xử hoàn toàn trên nền tảng điều kiện đó. Khi kiểu tâm này không có hứng thú với trí tuệ, tâm sẽ chỉ như một hệ thống một nút nhấn, được kích hoạt bởi những nguồn ngoại lực. Chính điều kiện tạo ra kết quả.

Chánh niệm cho phép tâm lựa chọn. Bạn có thể nghe ai đó nói về điều gì đó, hoặc bạn có thể liếc qua một cuốn sách mở ra thêm một chút hiểu biết . Bạn cũng có thể mượn chút trí tuệ từ một cuốn sách hay một người nào đó, cân nhắc và áp dụng vào đời sống để có thêm được nhiều hiểu biết. Theo cách này, chúng ta có thể thấy được chánh niệm và trí tuệ mang lại tự do lựa chọn như thế nào.

Tuy tôi nói tất cả những điều này, nhưng không có nghĩa là tôi khuyên thiền sinh suy tư quá nhiều về những vấn đề này. Chúng ta rất dễ bị lạc vào trong những khái niệm, chủ đề trừu tượng, và vì vậy mà chúng ta bị cuốn khỏi thực tại. Một trong những điều kiện để trí tuệ khởi sanh là suy nghĩ kỹ về Dhamma, nhưng điều đó phải được đặt trên nền tảng của chánh tư duy và chánh kiến.

Sayadaw U Tejaniya
Trích “ Thu Thập Bụi Vàng “
Người dịch: Pháp Hỷ

Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Những Bài Được Nghe Nhiều Nhất

S5 Box