Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Thiền Quán Tâm

email add Xin email tới: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

TẠO TRỚN THỰC HÀNH, GOM NHẶT BỤI VÀNG

Nếu bạn suy tư về cuộc đời này không thôi và cộng thêm những khoảng thời gian mà bạn đã bỏ ra để nỗ lực chánh niệm, để phát triển sự thực hành và trí tuệ, bạn sẽ nhận ra rằng, khoảng thời gian đó rất nhỏ bé. Chính vô minh và phiền não đã đồng hành cùng chúng ta từ khi chúng ta sinh ra. Mọi thứ có vẻ vô thường, nhưng phiền não dường như luôn luôn có mặt ở đó! Tuy nhiên, nếu bạn hiểu được Nhân – Quả/ tác động – phản ứng, bạn sẽ thấy rằng phiền não luôn có cách của chúng. Chúng là những thứ có ấn tượng ẩn tàng rất sâu. Chúng gây ấn tượng mạnh mẽ trong tâm và để lại một vệt bóng rất dài trong suốt thời gian chúng làm việc thông qua quan hệ nhân – quả. Nếu sự thực hành của chúng ta bị ngắt quãng thì chúng ta sẽ không thể nào trở nên thuần thục và mọi hiểu biết sẽ bị chặn đứng. Nếu chúng ta lơ là trong sự thực hành, si mê sẽ bắt đầu phát triển trở lại và chúng sẽ là đám mây che phủ tất cả những hiểu biết mà chúng ta đã có được.

Khi chúng ta còn tiếp tục thực hành, chúng ta có thể duy trì được một sự hiểu biết nhất định. Chánh niệm là nền tảng cho trí tuệ khởi sinh hết lần nọ đến lần kia và đó là lý do tại sao bạn phải chánh niệm phút giây nọ qua phút giây kia. Bất cứ hiểu biết mới nào hay trí tuệ mới nào đều có thể đi ngang qua như mọi thứ khác. Hiểu biết về vô thường (anicca) và vô ngã (anatta) cũng vô thường. Tuy nhiên, khi hiểu biết này khởi sinh và biến mất, nó để lại một ấn tượng cho tâm kế tiếp khởi sinh và đến lượt nó lại để lại ấn tượng khi nó biến mất.
Đó là một cuộc chơi bằng 0: Bạn làm việc này hay bạn làm việc nọ. Nếu việc này không có mặt thì việc nọ có mặt. Bạn có thể bước về phía trước hoặc bước lùi phía sau, chứ không có chuyện đứng yên. Tâm thiện sẽ hỗ trợ cho tâm thiện và tâm bất thiện hỗ trợ cho tâm bất thiện. Khi cái gì đó đang cháy mà bạn ném thêm nước vào, lửa sẽ tắt. Nếu bạn châm thêm nhiên liệu, lửa sẽ tiếp tục cháy.

Tôi muốn bạn sử dụng trí tuệ để tiếp tục làm việc. Bạn gom nhặt những hạt bụi vàng mỗi ngày một chút, ngày nọ qua ngày kia. Bạn học hỏi từ đó,từ mọi việc đến đi trong đời bạn. Chánh niệm là một cam kết cả đời không phải là việc ngày một ngày hai, ngắn hạn. Đó là việc mà bạn phải thật sự thật sự cần phải làm luôn khi. Luôn khi, mọi lúc mọi thời. Chỉ khi bạn thấy được bản chất của tâm thì lúc đó bạn mới có thể hiểu được bản chất của pháp. Tâm chỉ khởi sinh và biến mất, quá đỗi phù du, và điều duy nhất mà bạn có thể làm được với tiến trình này là chất lượng của chánh niệm. Khi chánh niệm trở nên tự nhiên, có nghĩa là bạn đã giữ cho nỗ lực làm việc không ngừng nghỉ: Bền bỉ chính là chánh tinh tấn. Chánh niệm bắt đầu có mặt. Tinh tấn được duy trì và trở thành tự nhiên và có ích nhiều hơn.

Tuệ Vipassanā không thể nào có được thông qua suy tư bằng tư duy. Vì nó không chỉ đơn giản suy tư là hiểu được. Trí tuệ Vipassanā không phải là cái gì đó mà bạn có thể hình dung thông qua các hình ảnh; mà nó là sự hiểu biết hoàn toàn mới mẻ thâm nhập vào trong từng nguyên lý, vào trong tự nhiên, vào bản chất.

Khi chúng ta thực hành cần mẫn và liên tục, chúng ta sẽ giữ cho những hiểu biết nho nhỏ này và những tri kiến có thể khởi sinh liên tục. Sau một thời gian dài, các tri kiến này sẽ trở nên bền vững hơn và chúng sẽ làm việc song song cùng với chánh niệm. Khi trí tuệ bắt đầu làm việc song hành cùng chánh niệm thì việc thực hành của chúng ta tiến đến một cấp độ hiểu biết cao hơn. Chúng ta bắt đầu có được những tri kiến (hiểu biết) lớn hơn.

Những tri kiến lớn này có đời sống của chúng. Chúng có năng lực hơn. Chúng cũng không quá phụ thuộc vào chánh niệm nữa. Khi chúng ta có được những tri kiến cỡ này, chúng sẽ luôn luôn có mặt và trí tuệ sẽ luôn luôn ở đó. Lúc này, chánh niệm sẽ bước lùi lại để làm việc phía sau màn. Nó vẫn luôn có mặt vì trí tuệ sẽ không bao giờ có mặt mà thiếu được chánh niệm, nhưng ở cấp độ hiểu biết này, trí tuệ bắt đầu có đời sống của chính nó. Chánh niệm sẽ vẫn luôn nuôi dưỡng cho trí tuệ và những hiểu biết của chúng ta sẽ phát triển mạnh hơn. Lúc này, tâm luôn biết phải làm gì, và có thể xảy ra việc thực hành trở nên quá dễ dàng đến mức chúng ta không cần phải bỏ chút công sức thực hành nào mà chánh niệm vẫn có mặt. Chúng ta càng thực hành, tâm càng hiểu cách thực hành, và không cần phải suy tư về cách thực hành nữa. Tự tâm tìm được cách khi trí tuệ bắt đầu làm việc.

Lợi ích thực sự của Dhamma là không ngừng liên hệ với những vấn đề đời sống mà tiếp cận chúng bằng trí tuệ thay vì bằng phiền não, vì đã có hiểu biết về cách làm việc của phiền não.
Cầu mong cho tất cả chúng sanh được an vui!

Tất cả mọi người đều có những phẩm tính bất thiện và thiện trong tâm nhưng học cách để nuôi dưỡng những phẩm tính thiện (tốt đẹp) chính là thực hành thiền. Chúng ta nuôi dưỡng những phẩm tính tốt đẹp này như thế nào?

Sayadaw U Tejaniya
Trích “Thu Thập Bụi Vàng “
Người dịch: Pháp Hỷ

Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Những Bài Được Nghe Nhiều Nhất

S5 Box