Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Thiền Quán Tâm

email add Xin email tới: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

TÓM TẮT VỀ CHÁNH NIỆM

Trở lại với chánh kiến khi bạn đối diện với khó khăn ở một số đối tượng nhất định: Xem âm thanh chỉ là âm thanh. Đây là một đối tượng và nó chỉ là tự nhiên mà thôi. Đây là cách nhìn mà bạn phải duy trì. Hướng dẫn trong Kinh Satipaṭṭhāna (Niệm xứ) là Hay biết trải nghiệm như nó vốn dĩ là. Nếu bạn phát triển ham muốn hay sự tức giận với một loại âm thanh nào, thì điều đó chứng tỏ rằng bạn đang có tà kiến với trải nghiệm âm thanh đó. Với người có chánh kiến, samādhi hay định tâm sẽ tự động có mặt.

Khái niệm chỉ là cái tên gắn với thực tế. Khi bạn hay biết về thực tế, bạn có thể thấy cả hai: Tâm đang ý niệm hóa và thực tế. Bạn sẽ ghi nhận rằng âm thanh chỉ là âm thanh (thực tế) và có một sự phiên dịch về một loại âm thanh riêng biệt (khái niệm). Khi bạn băng qua đường và bạn nghe tiếng xe lại gần, thì bạn cần quan sát xem có phải có chiếc xe đang tiến đến phía mình hay không. Bạn có thể biết được âm thanh chỉ là âm thanh nhưng trí tuệ hiểu rõ âm thanh đó có nghĩa là gì. Có hai loại trí tuệ làm việc lúc này: Trí tuệ hiểu biết về khái niệm rằng có một chiếc ô tô đang tiến gần đến mình và trí tuệ hiểu biết rằng, thực tế, đó chỉ là một âm thanh mà thôi.

Hiểu biết khác biệt so với trải nghiệm. Hiểu biết có nghĩa là bạn nhận ra: Đó là thực tế. Đôi khi, trải nghiệm không có nghĩa là bạn thực sự hiểu biết và thay đổi cách nhìn. Bạn có thể biết rằng cái gì đó là đối tượng, mà bạn không thể sờ chạm hay cảm nhận được nó, nhưng bạn chỉ đơn giản hiểu rằng thứ đó đang được hay biết và vì vậy, đó là một đối tượng.

Những hướng dẫn tương tự cũng được áp dụng với tâm suy tư. Khi bạn ghi nhận rằng tâm đang suy tư, hãy hay biết điều đó. Nếu tâm suy tư ít hơn, hãy hay biết nó. Nếu tâm suy tư nhiều hơn, hãy hay biết nó. Nếu tâm không suy tư gì, hay biết nó. Suy tư là tâm và định nghĩa tâm là cái suy tư và hay biết. Các vấn đề nảy sinh khi có sự tức giận với việc suy tư, vì bạn có ý niệm rằng bạn không được suy nghĩ trong khi hành thiền. Mọi sự chống cự đều sẽ đi theo ý niệm đó. Không cần phải đấu tranh với suy tư của bạn vì tâm suy tư chưa bao giờ là vấn đề. Nếu có nhiều suy tư diễn ra, thì không cần phải tìm cách để giảm bớt suy tư! Tất cả điều mà bạn phải làm là hay biết liên tục mỗi khi tâm suy tư. Sau cùng, chỉ có bạn là hay biết được lượng suy tư đó vì bạn có chánh niệm!

Thiền sinh thường gắn một khái niệm nào đó mỗi lần họ lạc trong suy tư và không biết rằng họ suy tư là vì họ lạc trong suy tư với tâm lang thang (phóng dật). Tâm khởi sinh trong khoảnh khắc hiện tại và biến mất trong khoảnh khắc hiện tại. Suy tư về gia đình hay công việc khởi sinh trong tâm và chúng ta có thể hay biết những suy tư này khởi sinh mỗi khi nó có mặt. Thực tế, tâm không phóng đi bất cứ đâu cũng như đi đâu cả, nó chỉ suy nghĩ về quá khứ và tương lai trong thời điểm hiện tại mà thôi.

Bạn cũng có thể liên hệ tương tự với cơn đau. Khi bạn ghi nhận được một chút xíu cơn đau, đầu tiên hãy kiểm tra thái độ của mình. Nếu tâm cảm thấy không thoải mái, hãy điều chỉnh thái độ, tự nhắc nhở rằng, cái này là tự nhiên, rồi sau đó với chánh kiến, hãy quan sát sự khó chịu hay sự tức giận trong tâm. Đầu tiên, quan sát sự kháng cự, rồi bạn có thể quan sát những cảm thọ vật lý thực tế. Để bắt đầu, hãy tự hỏi: Tại sao bạn lại quan sát cơn đau? Bạn có muốn cơn đau biến mất hay không? Việc thân trở nên khó chịu là tự nhiên nếu chúng ta ngồi trong thời gian dài. Chúng ta nên quan sát cơn đau vì chúng ta muốn hiểu điều gì đó về bản chất của cơn đau. Chúng ta không quan sát cơn đau với hy vọng nó sẽ biến mất. Tại sao bạn nghĩ rằng chân của bạn đau khi cơn đau có mặt? Câu trả lời đơn giản nhất là chân bạn đau vì bạn có cái chân. Khi nào có thân, thì sẽ có những cơn đau thể xác. Đó là chánh niệm và chánh kiến mà chúng ta có thế phát triển.

Cuối cùng, phần quan trọng trong 3 việc làm của một thiền sinh là thực hành liên tục. Bất cứ bạn làm gì, trước tiên hãy ghi nhận tình trạng của bản thân, rồi sau đó về phần việc mình làm. Bạn có thể có chánh niệm liên tục khi bạn ngồi thiền nhưng cuối cùng thì bạn cũng đứng dậy. Khi bạn đứng dậy đầu tiên bạn biết gì? Đó có thể là di chuyển của tay hay chân, hay chỉ là mức độ công sức mà bạn đã bỏ ra để làm việc đang làm. Hay biết điều đó và điều gì xảy ra sau đó. Sẽ càng tốt hơn nếu bạn biết rõ mọi cử động của mình và điều gì đang diễn ra trong tâm trong lúc đó.
Khi bạn ngồi thiền, bạn có thể coi toàn thân là một đối tượng, và hay biết bất cứ thứ gì trở nên rõ ràng và quan sát sự thay đổi của nó. Nếu bạn quen với việc sử dụng một đối tượng để neo giữ tâm thì hãy sử dụng nó để bắt đầu. Bạn có thể hay biết hơi thở vào và hơi thở ra ở chóp mũi (ānāpānasati), hay sự phồng xẹp của bụng, hay âm thanh làm đối tượng để neo giữ tâm. Đó chỉ là vài ví dụ. Bạn có thể sử dụng bất cứ đối tượng nào dễ dàng cho bạn hay biết để làm nơi neo tâm, thiết lập chánh niệm. Có thê ban đầu, đối tượng đó sẽ bị trượt đi khi mới chánh niệm nhưng khi bạn đã ghi nhận được đối tượng nào đó trong một thời gian rồi thì tâm sẽ thực sự bắt đầu hay biết đối tượng khác. Đó là điều tốt. Điều đó có nghĩa là chánh niệm đang trở nên tốt hơn. Khi chánh niệm tốt rồi thì nó bắt đầu cảm giác như biết được 4-5 đối tượng cùng một lúc.

Bạn quan sát mọi thứ để hiểu bản chất của tâm, trải nghiệm của thân. Bạn có thể hiểu được gì từ những trải nghiệm này? Bạn có thể đã thực hành được một thời gian dài, và bạn đã quan sát thân, quan sát tâm, và bạn đã thực hành nhiều năm. Vậy bạn hiểu biết gì thêm về thân và tâm này và những tác động qua lại giữa thân và tâm?

Mục đích của sự thực hành Tứ Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna) là hiểu biết một cách sâu sắc. Khi có hiểu biết đúng, khi chúng ta có được tri kiến đúng về bản chất của mọi thứ, tâm sẽ trở nên an tịnh. Sự an tịnh này là một kết quả có được từ tri kiến/ tuệ giác. Mục đích thực sự của việc thực hành là hiểu biết.

Chúng ta hiểu như thế nào về bản chất của cơn đau nếu chúng ta chỉ ngồi chăm chăm nhìn nó và nó biến mất? Hãy kham nhẫn. Mỗi khi có cơn đau, hãy quan sát sự kháng cự của tâm và chỉ làm việc này khi cơn đau còn trong mức chịu đựng được. Khi bạn thay đổi tư thế, hãy ghi nhận 2 động cơ có thể có sau hành động này: 1) Tham muốn có được sự dễ chịu, hay là 2) Hiểu rằng nếu bạn tiếp tục ngồi trong tư thế đó thì sự tức giận của bạn sẽ tăng trưởng. Bạn không muốn phát triển cơn giậncũng như tham muốn. Hiểu biết rằng, cơn đau có thể trở nên quá mức chịu đựng, bạn từ bỏ việc quan sát cơn đau và chuyển sang tư thế thoải mái hơn để ngăn sự bùng phát của cơn giận.

Cuối cùng, bàn về việc nói chuyện. Chúng ta nên thực hành chánh ngữ và chỉ nói điều cần thiết và với trạng thái tâm tốt lành, vì vậy, chúng ta cần phải chánh niệm. Nói chuyện là thứ bủa vây chúng ta trong đời sống thường nhật. Bạn không muốn ngắt lời mà không có chánh niệm về điều bạn cần phải làm. Hãy dùng một số sự ngăn trừ,hay biết, cân nhắc, và hiểu biết trước khi bạn nói chuyện. Rồi bạn sẽ biết rằng có cần phải nói hay không. Nếu bạn muốn nói điều gì đó và bạn kiềm chế không nói để tiếp tục hay biết và ghi nhận rằng việc không nói đó, nhưng tiếp tục quan sát suy tư diễn ra trong tâm.

Có rất nhiều thứ có thể xảy ra khi bạn đang nói chuyện. Nếu bạn bị kích động khi bạn nói chuyện với ai đó, thực tế là bạn có bị kích động, nhưng bạn vẫn ở đó với người đó, điều này có thể sẽ khơi mào cho những cảm xúc khác như sự xấu hổ hay bối rối. Khi tâm có thể bị bối rối, ít nhất thì bạn cũng vẫn còn được sự chánh niệm.

Nếu bạn quá dính mắc với những ý tưởng, khi gặp người có ý niệm ngược lại, bạn sẽ bị kích động.

Mục đích của chánh niệm khi nói chuyện không phải là để trả lời một cách thông minh hoàn hảo, mà là để có được một cuộc nói chuyện với chánh niệm. Bạn có thể mất cân bằng lúc đó, nhưng điều bạn cần biết là chánh niệm có mặt trong suốt thời gian đó. Nếu bạn quá dính mắc với các ý tưởng thì khi gặp người có ý tưởng đối lập, bạn rất dễ bị kích động. Giống như Triều Tiên với Hàn Quốc đánh nhau và phân chia chỉ bởi chủ nghĩa ý tưởng. Bạn có thể học được một vài bài học từ những cuộc nói chuyện này khi có chánh niệm. Mỗi lúc chúng ta nói cái gì sai, chúng ta sẽ bị đau khổ chú ít, nhưng chánh niệm có mặt và chúng ta luôn luôn học được điều gì đó.

Hãy cẩn trọng một chút khi ở nhà. Nếu chánh niệm luôn có mặt thì đó sẽ là một điều khá thú vị và đặc biệt khi chúng ta chánh niệm với những tình huống thường ngày. Khi nói chuyện với người khác, bạn học được cách thấy được ý định của họ, và học cách nói chuyện sao để có thể giúp cho mình kiểm soát được bản thân và kiểm soát được cuộc nói chuyện. Chúng ta bắt đầu bằng cách hay biết điều chúng ta sẽ nói trước khi chúng ta nói và cuối cùng chúng ta có thời gian để lựa chọn một cách nói chuyện thuần thục hơn.

*LỜI ĐỀ TẶNG

Nhờ cộng đồng các thiền sinh và các thí chủ trợ duyên mà món quà pháp này đến được với bạn, dành cho những người mà Dhamma đến với họ theo những cách bất khả tư nghì.
Mong cho bạn có thể đạt được những lợi ích về trí tuệ với pháp thí này: Hiểu được pháp vi diệu, thực hành pháp đúng đắn, và gặt hái được quả lành trong Pháp, và mong quý vị đạt được quả tối thượng Niết Bàn.

Sādhu! Sādhu! Sādhu!

“Khi một khóa thiền bắt đầu, phiền não sẽ bắt đầu trao đổi với thiền sinh: Ok, anh muốn thực hành bao lâu? Một tháng? Hai tháng? Ba tháng? Được thôi. Chúng tôi sẽ để cho anh yên trong khoảng thời gian đó. Nhưng khi khóa thiền kết thúc sẽ là thời gian của chúng tôi đấy nhé! Và đúng thật là vậy. Si mê rất thích được nghe câu này “khóa thiền kết thúc rồi!” Khi điều này xảy ra, đó cũng là lúc phiền não quay trở lại cuộc chơi của chúng.

Khi bạn trở về nhà, hãy nhớ rằng, bạn đang ở nhà, tại gia. Bạn nên giữ mình có mặt ở thời khắc hiện tại. Chỉ có thời khắc hiện tài là thứ duy nhất thật. Thông qua mọi thứ trong đời bạn ghi nhớ chánh niệm, ghi nhớ cách chánh niệm, và xây dựng duy trì samādhi, định tâm.

Tôi muốn bạn dùng trí tuệ của mình để tiếp tục làm việc. Bạn gom nhặt bụi vàng từng tí mỗi ngày, ngày nọ qua ngày kia. Chánh niệm là việc cả đời, không phải là ngày một ngày hai, việc có thời hạn. Đó là điều mà bạn thực sự, thực sự cần phải làm luôn khi.

 

Sayadaw U Tejaniya
Thu Thập Bụi Vàng
Người dịch: Pháp Hỷ

Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Những Bài Được Nghe Nhiều Nhất

S5 Box