Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Phật Pháp Ứng Dụng

email add Xin email tới: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Tập Trung Thôi Chưa Đủ, Hãy Biết Cách Không Tập Trung (Áp dụng tương tự trong tu tập, nhất là trong thời gian dài hành thiền tích cực)
Khả năng tập trung là một nhân tố quan trọng làm nên sự xuất chúng. Các kỹ thuật tập trung như các danh sách công việc, thời gian biểu và lịch nhắc nhở đều giúp người ta theo dõi công việc. Một số người có thể không đồng ý với điều này, nhưng vẫn có những bằng chứng để củng cố quan điểm cho rằng việc tránh xao nhãng và giữ đầu óc tập trung đem đến các ích lợi: Ví dụ, luyện tập thiền trong 10 phút mỗi ngày có thể tăng hiệu quả của khả năng lãnh đạo bằng cách giúp bạn điều khiển các cảm xúc một cách dễ dàng hơn và thấu hiểu những trải nghiệm trong quá khứ. Tuy có thể hữu ích, nhưng sự tập trung quá mức cũng có những mặt hạn chế thường thấy.

Vấn đề là tập trung quá mức sẽ khiến các cơ quan tập trung của não bộ kiệt sức. Nó có thể khiến bạn cạn năng lượng và mất khả năng kiểm soát bản thân. Sự hao hụt năng lượng này cũng có thể khiến bạn trở nên bốc đồng và bớt tử tế. Kết quả là bạn ra quyết định một cách hời hợt, và bạn trở nên ít hợp tác hơn.

 

Vậy ta phải làm gì? Tập trung hay không tập trung?

Theo những nghiên cứu gần đây, cả tập trung lẫn không tập trung đều quan trọng. Não bộ chỉ có thể vận hành tối ưu khi nó chuyển đổi giữa tập trung và không tập trung, cho phép bạn phục hồi, tăng cường khả năng sáng tạo và đưa ra các quyết định tốt hơn. Khi không tập trung, bạn bắt đầu một chuỗi hoạt động của não bộ được gọi là “hệ thống chế độ mặc định”. Gọi tắt là DMN (Do Mostly Nothing – Hầu như không làm gì) bởi nó chỉ bắt đầu khi ta cố ý ngưng những nỗ lực tập trung. Tuy nhiên, khi ở trạng thái “nghỉ”, chuỗi này tiêu tốn 20% năng lượng cơ thể (so với một lượng nhỏ chỉ 5% đối với bất kỳ những nỗ lực nào khác). Quá trình DMN cần lượng năng lượng này bởi nó làm mọi việc trừ việc nghỉ ngơi. Hoạt động ngầm ngoài ý thức của não bộ, nó kích hoạt các ký ức cũ, chuyển đổi qua lại giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, và tái kết hợp những ý tưởng khác nhau. Bằng cách dùng những nguồn thông tin mới mà trước đó không thể tiếp cận này, bạn phát triển ý thức nâng cao và một trạng thái tự lý giải. Và bạn có thể tưởng tượng ra các giải pháp sáng tạo hoặc dự đoán tương lai, qua đó dẫn đến những quyết định chính xác hơn. Quá trình DMN cũng giúp bạn hòa nhập với luồng tư tưởng của người khác, giúp làm tăng khả năng thấu hiểu và hợp tác trong các hoạt động nhóm. Có nhiều cách hiệu quả và đơn giản để kích hoạt chuỗi hoạt động này trong ngày.

1. Sử dụng khả năng mơ màng tích cực và có ích (PCD – positive constructive daydreaming)

PCD là một trạng thái khác biệt với việc mơ mộng hay gợi lại những nỗi lo và mặc cảm. Khi bạn thực hiện hoạt động trong ngày làm việc của mình một cách kỹ lưỡng, nó có thể giúp tăng cường tính sáng tạo, nâng cao khả năng lãnh đạo và nạp lại năng lượng cho não. Để khởi động PCD, hãy chọn những hoạt động chậm rãi như đan móc, làm vườn hoặc đọc sách, và rồi đi sâu dần vào trạng thái nghỉ của tâm trí bạn. Nhưng khác với sa vào trạng thái mơ màng hay những mặc cảm khó chịu vẩn vơ, trước tiên bạn nên tưởng tượng ra điều gì đó vui vẻ và đáng trông chờ – như băng qua một khu rừng, hoặc nằm trên một chiếc thuyền. Sau đó bạn chuyển sự chú ý của mình từ thế giới bên ngoài vào không gian bên trong tâm trí mình, vẫn giữ các tưởng tượng này trong đầu trong lúc thực hiện các hoạt động chậm rãi trên.

Được nghiên cứu trong nhiều thập kỷ bởi Jerome Singer, PCD kích hoạt chuỗi DMN và từ đó thay đổi nền tảng mà não bạn dùng để tìm kiếm thông tin. Trong khi sự tập trung giống như một chiếc nĩa – giúp chọn ra những ý nghĩ rõ ràng và có ý thức mà bạn đang có, PCD đưa ra một bộ công cụ khác – một chiếc thìa để thu lấy những tổ hợp mùi vị ngon lành trong tiềm thức của bạn (như mùi hương của bà bạn, cảm giác thỏa mãn khi cắn vào trái táo trong ngày thu mát lạnh), một đôi đũa để kết nối các ý tưởng trong đầu bạn (để tăng cường sự sáng tạo), và một chiếc thìa nhọn để đi vào những ngóc ngách trong tâm trí bạn và gợi lại những ký ức vốn đóng một vai trò quan trọng đối với phần tiềm thức tưởng chừng đã mất đi từ rất lâu. Trong trạng thái này, nhận thức của bạn về “cái tôi” được tăng cường – nhận thức đó, theo Warren Bennis, là bản chất của khả năng lãnh đạo. Tôi gọi đây là trọng tâm của tâm lý, cơ chế nền tảng (một phần của trạng thái tâm lý khỏe mạnh) giúp bạn nâng cao sự lanh lợi và đối phó với những thay đổi một cách hiệu quả.

2. Một giấc ngủ ngắn hoặc một bài tập thư giãn

Để tăng thêm thời gian cho PCD, những người lãnh đạo cũng có thể cân nhắc đến việc ngủ ngắn có tính toán. Không phải mọi giấc ngủ đều như nhau. Khi não bạn rơi vào trạng thái kém hoạt động, khả năng phán đoán và sáng tạo của bạn bị ảnh hưởng. Sau một giấc ngủ ngắn khoảng 10 phút, các nghiên cứu cho thấy rằng bạn sẽ trở nên sáng suốt hơn và tập trung hơn. Nhưng nếu bạn có một công việc yêu cầu sự sáng tạo, có thể bạn sẽ cần một giấc ngủ đầy đủ trong 90 phút để não bộ hoàn toàn được hồi phục. Não bạn cần khoảng thời gian dài hơn này để tạo thêm nhiều liên kết hơn và chắt lọc các ý tưởng từ nhiều ngõ ngách trong mạng lưới ký ức của bạn.

3. Giả vờ làm một người khác

Khi bạn mắc kẹt giữa một quá trình sáng tạo, ngưng tập trung cũng có thể giúp ích nếu bạn thử suy nghĩ theo một nhân cách khác. Vào năm 2016, các nhà tâm lý học giáo dục, Denis Dumas và Kevin Dunbar thấy rằng những người cố gắng giải quyết các vấn đề sáng tạo thường thành công hơn nếu họ xử sự như một nhà thơ lập dị hơn là một thủ thư cứng nhắc. Khi được yêu cầu nghĩ ra càng nhiều công dụng của một đồ vật (như một viên gạch chẳng hạn) càng tốt, những nhà thơ lập dị có hiệu quả sáng tạo rất cao. Kết quả vẫn tương tự khi người này cư xử theo một nhân dạng khác. Khi cảm thấy bế tắc, hãy thử suy nghĩ như một nhân dạng khác. Nó có thể sẽ giúp bạn thoát khỏi chính tâm trí mình và cho phép bạn tư duy từ góc nhìn của một người khác. Tôi gọi điều này là hóa trang tâm lý. Trong nhiều năm, tập trung đã là khả năng được đề cao nhất trong số tất cả các khả năng. Vì ta dùng 46,9% thời gian trong ngày để xao nhãng khỏi các công việc đang thực hiện, ta thèm muốn khả năng giữ tập trung và theo dõi công việc sát sao. Tuy nhiên, nếu ta áp dụng PCD, phương pháp ngủ những giấc ngủ ngắn từ 10 đến 90 phút, và hóa trang tâm lý vào các hoạt động trong ngày của mình, ta có thể giữ lại khả năng tập trung cho những lúc ta cần tập trung và thể hiện khả năng này một cách hiệu quả hơn rất nhiều.

Quan trọng hơn, sự không tập trung sẽ cho phép ta cập nhật các thông tin trong não bộ, giúp ta tiếp cận những vùng sâu hơn trong con người mình và tăng cường sự lanh lợi, sáng tạo và khả năng ra quyết định.

Tác giả: Srini Pillay

Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Những Bài Được Nghe Nhiều Nhất

S5 Box