Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Phật Pháp Ứng Dụng

email add Xin email tới: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Chúng ta phải thực hành Giáo Pháp như thế nào? - Ven. K. Sri Dhammananda

Phật Giáo được thực hành tại nhiều nước Á Ðông dưới nhiều hình thức, sự khác biệt là do bởi những tín đồ là con cháu của những người lập nghiệp ban đầu đến từ Trung Hoa, Thái Lan, Miến

Ðiện, Sri Lanka, Ấn Ðộ, v.v... Cũng có nhiều người đơn giản tự gọi mình là "phật tử" và thực hành một số nghi lễ mà họ học được từ cha ông dưới danh nghĩa của tôn giáo này.

Ngày nay chúng ta có các phật tử theo truyền thống Nguyên thủy, Ðại thừa, Kim cang thừa, theo truyền thống Trung Hoa, Thái Lan, Miến Ðiện, Sri Lanka, Tây Tạng, Nhật Bản và Ấn Ðộ. Cũng có một số người chấp nhận theo "Phật giáo Tây phương". Một số niềm tin và cách thực hành của họ được pha trộn gồm các niềm tin và sự thực hành của tôn giáo khác, rất xa lạ với tinh thần của Giáo pháp nguyên thủy. Tuy vậy, những niềm tin và phương pháp thực hành này vẫn được chấp thuận do sự khoan dung.

 

Hậu quả đưa đến là có nhiều Phật tử quan tâm đến tôn giáo này cảm thấy rối mù vì họ không biết đâu là phương pháp đúng đắn để thực hành theo. Một số cho rằng chỉ có những gì mình đang thuyết giảng là đúng và còn tất cả mọi người khác đều sai. Có thể thấy rằng phật tử ngày nay đang đứng ở ngã ba đường và rất cần được sự hướng dẫn để có thể " đi theo con đường của Đức Phật”. Thay đổi là một hiện tượng tự nhiên. Sự khoan dung trong Phật giáo đã tạo cơ hội cho việc thực hành theo truyền thống khác nhau và chúng ta phải chấp nhận thực tế đó.

 

Đức Phật trong thực tế đã không đưa ra các nghi thức và các nghi lễ mà chúng ta đang thực hiện ngày hôm nay, Ngài cũng không vì vấn đề nghi thức và nghi lễ mà khuyến khích dân chúng thực hành theo một số truyền thống của Ấn Độ lâu đời đang thịnh hành tại đất nước này vào thời đó. Ngài chỉ quan tâm đến việc giảng dạy Giáo Pháp – chân lý của cuộc sống hay lẽ thực của cuộc đời. Sau khi Ngài nhập diệt, các môn đệ của Ngài ở các nước khác nhau và tại những thời điểm khác nhau đã đưa các truyền thống và văn hóa địa phương của đất nước họ vào Phật giáo khi tôn giáo này đã trở nên phổ biến và phát triển tại các quốc gia đó. Đương nhiên, chúng ta không nên sử dụng tất cả các phương pháp thực hành truyền thống hay là Pháp (Dhamma) được Đức Phật giảng dạy lúc ban đầu. Thông qua nỗ lực không ngừng hoằng dương Chánh Pháp, chúng ta sẽ giúp loại bỏ hoặc chí ít là giảm bớt các nghi lễ sai lạc đang được thực hành hiện nay dưới danh nghĩa của Phật giáo. Để làm điều này, chúng ta phải nghiên cứu những lời dạy uyên nguyên của Đức Phật và tự chúng ta phải quyết định cái gì là đúng và cái gì là sai hay sai.

 

Ý nghĩa của Pháp

Pháp là một từ rất quan trọng được Đức Phật sử dụng trong những bài giảng mang tính tôn giáo của mình. Theo quan điểm của Phật giáo, "tôn giáo" có một ý nghĩa rất khác so với những khái niệm được định nghĩa bởi các nhóm tôn giáo khác. Pháp là con đường hay phương pháp giảng dạy của Đức Phật cho chúng ta, để chúng ta thực hành theo, nhằm giữ gìn nhân phẩm và trí tuệ của chúng ta, để qua đó có thể sống một cuộc sống cao thượng và chính đáng. Chúng ta được tự do giải thích Pháp theo sự hiểu biết của chính chúng ta; không có nghi lễ nào bắt buộc chúng ta phải thực hành theo mới có thể tự gọi mình là phật tử. Tôn giáo, mặt khác, hàm ý sự dựa dẫm vào một nguồn lực bên ngoài để phát triển tinh thần, dựa vào sự cứu rỗi qua lời cầu nguyện, đòi hỏi phải thực hiện những nghi thức nghiêm ngặt theo quy định v.v...

 

 

 

Phật Giáo dạy chúng ta có các cõi bất hạnh (đường dữ) là kết quả của cách sống của chúng sanh từ những kiếp quá khứ của họ. Kẻ nào vi phạm giáo Pháp hay định luật vũ trụ sẽ bị tái sanh trong một của bốn cõi bất hạnh, cụ thể là: địa ngục, súc sanh, A-tu-la, và ngạ quỷ. Những cõi giới này không nằm trong một vùng địa dư đặc biệt nào đó trong vũ trụ nhưng tồn tại bất cứ ở đâu trong vũ trụ nơi chúng sanh có thể cư ngụ. Những người hộ trì Pháp không bao giờ bị tái sanh vào những cõi giới bất hạnh trên.

 

Khi chúng ta sống theo đúng những nguyên tắc của Pháp, chúng ta thực sự đang sống như là "những phật Tử tốt, thực hành Phật pháp". Vì vậy, điều quan trọng nhất mà chúng ta cần phải biết là hoàn cảnh riêng của mỗi cá nhân chúng ta và sống đúng theo Pháp dạy bởi Ðức Phật. Là phật tử, chúng ta phải đặt trọn vẹn lòng tin của chúng ta vào Ðức Phật, Pháp và Tăng (Tam Bảo) và chúng ta cũng phải có một sự hiểu biết về ý nghĩa của Tam Bảo. Chỉ như vậy, chúng ta mới có được phước lành, sự bảo hộ và sự hướng dẫn. Không có những kiến thức và sự hiểu biết như vậy, ai đó làm bất cứ việc gì dưới danh nghĩa Phật Giáo cũng không đem lại kết quả mong muốn cho mình.

 

Chúng ta phải tái sanh mãi hoài theo nghiệp do chúng ta tạo ra. Có lẽ các bạn muốn biết nghiệp là gì? Theo cách nói đơn giản nhất , nghiệp có thể được giải thích là – hãy làm điều thiện và những điều tốt đẹp sẽ đến với các bạn ngay bây giờ và sau này; hãy làm những điều bất thiện và những điều xấu ác sẽ đến với các bạn ngay bây giờ và sau này, trong vòng sanh tử luân hồi.

Để sống chúng ta phải tranh đấu không ngừng, và đây là điều kiện của thế gian. Bởi vì chúng ta tin vào cái "ngã" hay cái "tôi" ảo tưởng, chúng ta có khuynh hướng nuôi dưỡng trong chúng ta những phẩm chất tiêu cực như nóng giận, ghen ghét, tham lam và sân hận. Chúng ta tin rằng sự sống còn của chúng ta chỉ được bảo đảm nếu chúng ta tiêu diệt bất cứ ai mà chúng ta cảm thấy họ là một nguồn nguy hiểm đối với chúng ta – và chúng ta tin đó là sự "sống còn thích đáng nhất". Chúng ta lo lắng và khóc lóc không cần thiết về những điều mà chúng ta ham muốn nhưng không đạt được.

Chúng ta cũng có xu hướng sống để tận hưởng cuộc sống bằng cách nói dối, lừa đảo hoặc gạt gẫm đồng loại của chúng ta và quấy rối sự an ổn của những người khác. Vì vậy chúng ta làm nhiều điều ác hơn là điều thiện. Niềm tin của chúng ta vào một cái ngã thường hằng đưa chúng ta đến việc tìm kiếm sự tự bảo vệ mình, và sự tự bảo vệ này thường trả giá bằng chính sinh mạng của những chúng sanh khác. Đó là lý do tại sao chúng ta rất dễ làm những việc bất thiện. Điều này sẽ đưa đến sự hiện hữu của chúng ta trong những kiếp tương lai dưới các hình thức khác nhau, xấu hoặc tốt là do những việc làm thiện hoặc bất thiện tương ứng mà chúng ta đã làm quyết định. Pháp được giảng dạy bởi Đức Phật hướng dẫn chúng ta tránh những hành động bất thiện để có thể duy trì sự tồn tại đầy may mắn của chúng ta dưới dạng con người mà chúng ta đang có được. Điều này có nghĩa là sự tái sinh của chúng ta sẽ có thể xảy ra trong bất kỳ một cõi giới hạnh phúc nào như cõi người hoặc cõi trời. Bằng sự hiểu biết quy luật của Vũ trụ hay hiện tượng tự nhiên hoặc Pháp, chúng ta phải rèn luyện nhân phẩm và tự sống hòa hợp với các chúng sanh khác. Sống theo cách này, chúng ta sẽ trở thành những người có văn hóa và biết quan tâm đến các chúng sanh khác. Chúng ta cũng có thể yên tâm rằng sau khi chết, chúng ta sẽ có thể tránh không bị tái sinh vào bất kỳ một cõi giới bất hạnh nào.

 

 

Trong Phật giáo mục đích cuối cùng của chúng ta không chỉ đơn thuần là để được sinh ra ở một nơi mà chúng ta có thể tận hưởng những niềm vui thế tục. Chừng nào chúng ta còn tiếp tục làm những việc tốt đẹp, chúng ta sẽ được sinh ra trong những cõi giới hạnh phúc, tuy nhiên ngay cả những cõi giới này cũng không làm cho chúng ta thỏa mãn. Chúng chỉ được coi là tạm thời, vì khi kho tàng thiện nghiệp mà chúng ta tích lũy được bấy lâu trở nên cạn, chúng chúng ta sẽ chết và tái sinh theo bất cứ những gì còn sót lại của nghiệp còn lại. Vì vậy phật tử tốt không chỉ đơn thuần thỏa mãn với cuộc sống trần tục, họ phấn đấu để tịnh hóa tâm thức và phát triển trí tuệ (panna). Chỉ bằng cách này chúng ta cuối cùng mới có thể đạt đến Níp-bàn - nơi có không còn tái sanh, không còn nghiệp và không còn sự bất toại nguyện.

 

Bằng cách tu dưỡng đời sống tinh thần, chúng ta sẽ có thể thấy sự chấm dứt mọi khổ đau về mặt thể xác và tinh thần của chúng ta. Đây phải là mục đích cuối cùng hoặc mục tiêu cuối cùng của cuộc sống của chúng ta. Hôm nay, chúng ta đang phấn đấu để thoát khổ. Vì chúng ta đang làm điều này không đúng cách, chẳng mấy ai có thể hiểu được rằng đó rồi chỉ là một sự chiến bại. Nếu chúng ta thực sự muốn thoát khỏi khổ vĩnh viễn, chúng ta sẽ phải tìm ra một phương pháp đúng đắn mà Đức Phật xác định rõ ràng trong Pháp.

 

Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Những Bài Được Nghe Nhiều Nhất

S5 Box