Xin email tới: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
1 | loi Gioi Thieu | 17:40 | ||||
2 | chuong 1_tam Chanh Niem Va Thien | 31:10 | ||||
3 | chuong 1_tam Chanh Niem Va Thien_tiep Theo | 32:35 | ||||
4 | chuong 1_tam Chanh Niem Va Thien_tiep Theo | 28:38 | ||||
5 | chuong 2_doc Cu | 26:34 | ||||
6 | chuong 2_doc Cu_tiep Theo | 26:39 | ||||
7 | chuong 3_tinh Cha Con Va Su Day Do | 12:05 | ||||
8 | chuong 4_cuoc Doi Su Song Va Cai Chet | 29:21 | ||||
9 | chuong 4_cuoc Doi Su Song Va Cai Chet_tiep Theo | 27:47 | ||||
10 | chuong 5_hoc Hoi Va Day Do | 24:58 | ||||
11 | chuong 5_hoc Hoi Va Day Do_tiep Theo | 26:07 | ||||
12 | chuong 6_gia Tri Va Triet Ly | 27:34 | ||||
13 | chuong 6_gia Tri Va Triet Ly_tiep Theo | 29:09 | ||||
14 | chuong 7_tinh Ban Moi Quan He Va Long Tu Bi | 31:35 | ||||
15 | chuong 7_tinh Ban Moi Quan He Va Long Tu Bi_tiep Theo_het | 27:30 |
Nước ngầm
Phật Pháp không riêng của ai; Phật Pháp không có sở hữu chủ. Phật Pháp phát khởi khi thế giới hiện khởi, nhưng đứng riêng độc lập một mình như sự thật muôn đời. Phật Pháp luôn luôn có mặt nơi đây, không dời đổi, không biên cương, dành sẵn cho mọi người muốn tìm đến với nó. Phật Pháp cũng như nước ngầm trong lòng đất: ai đào giếng sẽ bắt gặp chỗ nước ngầm đó. Dầu bạn có đào giếng hay không, nước ngầm vẫn luôn luôn ở đấy, ẩn tàng sau lưng mọi vật.
Khi tìm kiếm Phật Pháp, chúng ta có khuynh hướng tìm kiếm quá xa, chúng ta rướn quá độ, với quá xa, nên bỏ qua phần cốt tủy. Phật Pháp không phải ở đàng kia, hay ở chỗ nào xa lắc xa lơ, phải đi một chuyến thật xa, hay phải dùng viễn vọng kính, mới tìm thấy được. Phật Pháp ở ngay tại đây, rất gần với chúng ta, là yếu tính thật sự của chúng ta, là vô ngã. Khi chúng ta nhìn thấy yếu tính này, mọi vấn đề không còn nữa, mọi rắc rối biến mất hết. Tốt, xấu, sướng, khổ, sáng, tối, ta, người,..., chỉ còn là những hiện tượng trống rỗng. Nếu chúng ta biết được điều thiết yếu này, ý thức xưa cũ của chúng ta về tự ngã sẽ không còn nữa và chúng ta trở nên thật sự tự do.
Chúng ta thực hành sự xả bỏ, chứ không trì thủ. Nhưng trước khi có thể xả bỏ Thân và Tâm, chúng ta phải biết rõ bản chất của nó. Khi ấy sự xả bỏ xảy ra tự nhiên.
Không có gì là ta hay của ta; tất cả đều vô thường. Tại sao chúng ta không thể nói Niết Bàn là của ta? Bởi vì những kẻ chứng ngộ Niết Bàn không còn có tư tưởng về cái ta vàcủa ta nữa. Nếu còn có tư tưởng về ta và của ta, họ không thể nào thấy được Niết Bàn. Dầu họ biết rằng mật là ngọt, nhưng họ không còn nghĩ: Tôi đang nếm vị ngọt của mật.
Con đường Phật Pháp là phải bước tới hoài, nhưng Chân Phật Pháp không đi tới, không đi lui, cũng không đứng yên một chỗ.