Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Trang Nhà

email add Xin email tới: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Bài Giảng Mới Nhất

TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI THỰC HÀNH PHÁP?.
Tại sao chúng ta phải thực hành pháp? Chúng ta thực hành bởi vì phiền não rất mạnh.

Hãy quan sát tâm mình mà xem. Bất cứ cái gì diễn ra, tham hoặc sân đã có mặt sẵn ở đấy rồi đúng không? Hay có mặt chánh niệm + trí tuệ? Khi có các trạng thái tâm bất thiện, tâm mình cảm thấy như thế nào? Tâm đang kinh nghiệm điều gì? Bạn cảm thấy bất mãn và khó chịu bởi kinh nghiệm đó hay không? Hay là bạn chấp nhận được những gì đang diễn ra như nó đang là? Tiếp tục thực hành với thái độ sai chỉ tiếp thêm nhiên liệu cho sân và cuối cùng bạn sẽ thấy chán nản với hoàn cảnh.

 

Khi có thái độ chân chánh cùng với trí tuệ, tâm có thể chấp nhận mọi thứ như nó đang là. Nhưng nên ghi nhớ rằng, trí tuệ chấp nhận bất cứ cái gì đang diễn ra và coi chúng như đề mục, nhưng trí tuệ không chấp nhận các tâm bất thiện trong tâm quan sát. Nhân tố quan trọng nhất ở đây là có thái độ đúng: Những gì đang diễn ra là pháp, mang bản chất của pháp, là đề mục để hay biết và quan sát. Khi đã có chánh kiến và thái độ đúng hiện diện, hãy chăm chỉ chánh niệm từng giây phút. Đừng can thiệp vào đề mục. Hãy để bất cứ cái gì diễn ra được diễn ra tự nhiên, bởi vì nó chẳng có gì để làm với “bạn” cả. Khi có đà chánh niệm, lĩnh vực chánh niệm sẽ mở rộng và trí tuệ chắc chắn sẽ đi theo.

Khi tâm quan sát và trí tuệ đã lớn mạnh, nó sẽ bắt đầu thấy ra những thủ đoạn và mánh khóe của phiền não. Còn bây giờ, phiền não đã chặn sẵn ở mọi cửa, bởi vì tâm chúng ta vốn là sân chơi quen thuộc của nó bao lâu rồi. Trí tuệ mới sanh lên chưa đủ khôn ngoan để chống lại phiền não đang chạy vòng vòng quanh nó. Nhưng không cần phải thất vọng về điều đó – bạn có thể nghiên cứu và học từ mỗi kinh nghiệm khi có chánh niệm.

HÃY THỰC SỰ THÍCH THÚ ĐẾN VIỆC HỌC HỎI BẢN CHẤT CỦA TÂM LÚC CƠN GIẬN BÙNG NỔ VÀ SỰ DÍNH MẮC CỦA TÂM THAM

Yogi : Con có vấn đề với cha mẹ và con thực sự rất phiền muộn về họ.
SUT : Nếu bạn lo nghĩ về mẹ của bạn, về câu chuyện tức giận của bạn, bạn sẽ không quan sát được tâm của mình. Mẹ bạn không phải là vấn đề - bạn cần nói chuyện về sự tức giận, không phải về mẹ bạn.

Tại sao bạn quan sát sự tức giận của bạn? Bạn nhìn thấy sự tức giận và quan sát nó - để làm gì cơ chứ?
Bạn muốn hiểu, hay bạn muốn nó biến mất? Nếu bạn muốn hiểu, thì cứ tiếp tục quan sát.
Có rất nhiều lý do làm cho sự tức giận phát sinh, phải không? Đối tượng của thiền sinh là tìm hiểu về bản chất của tâm. Đừng quên điều này.
Nhưng thiền sinh nỗ lực phản ứng với phiền não và làm cho nó biến mất. Vì bản chất đau khổ của sự tức giận, là muốn nó mất đi. Đây là thái độ sai lầm - chúng ta cần hay biết và học hỏi tâm tức giận.

Dù câu chuyện là gì, chúng ta không bận tâm đến nó; chúng ta chỉ quan tâm đến bản chất sự tức giận.
Khi cơn giận đến, tâm chỉ nghĩ về nội dung câu chuyện. Nếu tức giận vẫn còn đó, hãy tiếp tục quan sát tức giận. Khi hoàn toàn không còn sự tức giận nữa, một số ý niệm tích cực sẽ đến. Điều này diễn ra một cách tự nhiên.

Chỉ thích thú quan sát tâm tức giận. Ai tức giận? Tức giận là gì?
Sự tức giận sẽ giảm đi khi có bất kỳ sự hiểu biết nào phát sinh. Có nhiều cách để hiểu sự tức giận, và chúng ta không thể nói được sự hiểu biết nào sẽ phát sinh; chúng ta chỉ cần hứng thú

với sự tức giận.

*Bản chất của Tham (Lobha)

Tham (lobha) có nhiều đặc tánh, nhưng về cơ bản, tham (lobha) là dính mắc, bám sát vào đối tượng.

Tham (lobha) sẽ thể hiện bản thân khác nhau đối với những người khác nhau. Trong khi ăn, một số ăn rất nhanh và một số rất chậm. Vậy ai tham hơn?

Tham (lobha) được biểu hiện theo nhiều cách - một số thích hương vị, một số thích ăn, và một số thích mau kết thúc. Sự háo hức là biểu lộ của lobha.

Một số háo hức cho thấy muốn ăn nhanh hoặc ăn nhiều hơn; Một số thích ăn chậm mất thời gian dài. Nhưng bản chất cơ bản là bám chặt đối tượng.

Sao bạn biết rằng đây là tham (lobha)? Bạn đã biết những đặc tánh, bản chất của tham (lobha) rồi, thì đó là lý do bạn có thể nói rằng bạn có tham (lobha).

Nếu bạn hiểu rằng tham (lobha) là sẽ đau khổ, thì tại sao tham (lobha) vẫn uy vũ?

Điều này là do chưa có đủ sự hiểu biết. Bạn cần phải học nhiều hơn nữa - hết lần này đến lần khác. Nếu mỗi lần bạn ghi nhận tham (lobha), bạn cũng nhận ra có rất nhiều đau khổ, thì tham (lobha) sẽ càng ngày càng ít đi. Nên, bạn cần học thêm nừa, thực hành nhiều hơn nữa.

Vấn đáp An Cư Kiết Hạ 2018 tại SỚM
Ngài Thiền Sư U Tejaniya
Bản tiếng Việt - Ms.BaoAnh
Trích đoạn “Pháp Ở Mọi Nơi “
Người dịch: Sư Tâm Pháp

Đối Thoại Pháp

Thọ ưu và tâm sân

Thiền sinh: Có hai khái niệm thọ ưu và tâm sân, hai cái này có giống nhau hay không, thưa Sư?

Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Những Bài Được Nghe Nhiều Nhất

Video Mới Nhất

  • THIỀN QUÁN TÂM - THIỀN SƯ TEJANIYA
  • NGHỆ THUẬT LÀM CHO TRÍ TUỆ SANH KHỞI - THIỀN QUÁN TÂM
  • SỨC MẠNH CỦA SỰ THƯ GIÃN VÀ YÊN LẶNG (P1)
  • KHI HIỂU ĐƯỢC TÂM CỦA MÌNH CUỘC SỐNG SẼ THẬT VỮNG VÀNG (BẢN FULL 1)
  • Private video

S5 Box