Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Trang Nhà

email add Xin email tới: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Bài Giảng Mới Nhất

CÙNG ĐỌC VÀ SUY NGẪM
*Chánh niệm là hay biết những gì đang có mặt ngay chính tại đây.

*Điều quan trọng là phải học cách phân biệt rõ sự khác nhau giữa đề mục (hay đối tượng quan sát) và tâm (hay biết).

Đâu là đối tượng quan sát? Đâu là tâm hay biết?

 

*Đừng chú ý đến tiếng động, chỉ nhận biết rằng bạn đang nghe. Nghe cũng bao gồm cả biết tiếng động trong đó. Đối với nhìn, ngửi...cũng y hệt như vậy.

*Tại sao bạn làm việc này? Vì muốn? Hay vì cần? Hay vì đó là việc thích hợp nên làm trong hoàn cảnh hiện tại?

*Trí tuệ có thể kiểm soát được tâm; chứ mình không thể kiểm soát được chính tâm mình đâu.

Đừng cố duy trì cho được sự quân bình, chỉ cần cố gắng giữ chánh niệm thôi.

*Hãy biết trân trọng những kiến thức và hiểu biết mà bạn đang có. Hãy làm hết mức mình có thể làm được và biết bằng lòng với những kết quả mình đạt được.

*Cái chúng ta gọi là tâm tính toán, vạch kế hoạch thực ra chỉ là những suy nghĩ. Có thể bạn đang tính toán điều gì đó, nhưng lại không làm bởi vì ý định thực hiện không đủ mạnh. Ý định hay tác ý thực sự thì không phải là suy nghĩ. Nó chỉ là những xung lực, là năng lượng của tâm.

*Khi mới thực hành, suy nghĩ sẽ dừng lại mỗi khi bạn chánh niệm về nó; bạn không thể vừa chánh niệm lại vừa suy nghĩ được. Chỉ khi chánh niệm mạnh bạn mới có thể quan sát được suy nghĩ.

*Khi đã thực sự hiểu được nguyên tắc hay cơ chế làm việc của cái gì đó, bạn sẽ không bao giờ quên nó.Nếu bạn thực sự chánh niệm liên tục, nỗi sợ hãi sẽ không bao giờ khởi lên.

*Nếu tiếng động chỉ là tiếng động... trí tưởng tượng không bao giờ chạy hoang. Bất cứ cái gì bạn nghĩ là mình thấy, bạn nghĩ là mình nghe chỉ là những ý niệm mà thôi.

*Loại chánh niệm mà bạn cứ phải cố áp dụng không thể sử dụng được trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ có chánh niệm tự nhiên, chánh niệm tự làm công tác của mình mới làm được điều đó. Khi đó trí tuệ mới thấy rõ được thiện và bất thiện, và sẽ buông bỏ bất thiện để chọn lấy thiện. Càng thực hành lâu bạn sẽ càng hiểu rõ được tiến trình này.

*Luôn luôn kiểm tra lại tâm mình, tại sao nó làm điều này? Nó đang cảm nhận ra sao?

*Tại sao tâm lại bất an thế này? Trước đó bạn đã làm gì? Hãy nhớ lại xem! Khi tâm bất an là lúc bạn thực sự rất cần hành

*Tâm định tĩnh không phải vì đề mục bạn chọn mà vì có sự hứng thú, say mê, có thái độ chân chánh và có chánh niệm liên tục.

*Những gì bạn nghĩ là hạnh phúc thực ra chỉ là đau khổ.

*Hãy nghĩ cách làm thế nào để chánh niệm được, chứ đừng nghĩ đến các kinh nghiệm (những điều mình thấy được hay muốn thấy được trong thiền).

*Những gì bạn biết không bao giờ là đủ. Trí tuệ hiểu được những gì đang diễn ra và những gì cần phải làm. Trí tuệ sẽ tiếp tục lớn mạnh bằng rất nhiều cách khác nhau.

*Quán chiếu, trạch pháp là đang sử dụng năng lực của trí tuệ.

*Trí tuệ không bao giờ tin vào cái gì đó (tin vô căn cứ). Trí tuệ luôn luôn tìm hiểu, quán xét.

*Chúng ta sử dụng suy nghĩ, nhưng cái chúng ta cố gắng gặt hái được là trí tuệ. Bản thân suy nghĩ không phải là điểm chính; cái chính là những gì ở đằng sau những suy nghĩ ấy: ý nghĩa của nó, quan kiến đúng đắn và sự hiểu biết.

*Khi bạn sử dụng trí tuệ, sự tinh tấn đã có mặt ngay ở đó rồi.

*Hiểu biết được cách làm một điều gì đó chính là trí tuệ.

*Chúng ta cần sử dụng khái niệm để nói về trí tuệ và thực tại. Khái niệm chế định và thực tại chân đế luôn luôn tồn tại cùng với nhau.

*Trí tuệ không bao giờ dễ dãi, hời hợt hay coi nhẹ bất cứ điều gì; trí tuệ hiểu rằng nó luôn có thể tiến xa hơn nữa.

*Bậc trí tuệ luôn luôn làm việc chăm chỉ hơn người.

*Hiểu biết thực sự về khổ (dukkha) thì không có đau đớn, khổ não trong đó. Nó sẽ làm tâm mình giải thoát

Sayadaw U Tejaniya
Trích “Chỉ Chánh Niệm Thì Không Đủ “
Người dịch; Sư Tâm Pháp

Đối Thoại Pháp

Quán Pháp

Thiền sinh: Thưa sư, trong kinh Đức Phật đã nói tới Quán Pháp như thế nào?

Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Những Bài Được Nghe Nhiều Nhất

Video Mới Nhất

  • Những Lời Dạy Vượt Thời Gian Của Ajahn Chah – Lời đầu – Giới thiệu
  • Những Lời Dạy Vượt Thời Gian Của Ajahn Chah – Giới thiệu tiếp theo
  • Những Lời Dạy Vượt Thời Gian Của Ajahn Chah – Đôi lời của dịch giả
  • Những Lời Dạy Vượt Thời Gian Của Ajahn Chah – Con đường giữa bên trong Trung đạo
  • Những Lời Dạy Vượt Thời Gian Của Ajahn Chah – An bình vượt qua cả hai hạnh phúc lẫn đau khổ
  • Những Lời Dạy Vượt Thời Gian Của Ajahn Chah – Quy ước và sự giải thoát
  • Những Lời Dạy Vượt Thời Gian Của Ajahn Chah – Không có chỗ dựa
  • Những Lời Dạy Vượt Thời Gian Của Ajahn Chah – Thời thiền buổi tối
  • Những Lời Dạy Vượt Thời Gian Của Ajahn Chah – Quán thân trong thân
  • Những Lời Dạy Vượt Thời Gian Của Ajahn Chah – Quán thân trong thân (tiếp theo)
  • Những Lời Dạy Vượt Thời Gian Của Ajahn Chah – Đây là điều chúng ta có thể làm được
  • Những Lời Dạy Vượt Thời Gian Của Ajahn Chah – Đây là điều chúng ta có thể làm được (tiếp theo)
  • Những Lời Dạy Vượt Thời Gian Của Ajahn Chah – Hiểu khổ
  • Những Lời Dạy Vượt Thời Gian Của Ajahn Chah – Giáo pháp tiến sang phương Tây
  • Những Lời Dạy Vượt Thời Gian Của Ajahn Chah – Giáo pháp tiến sang phương Tây (tiếp theo)
  • Những Lời Dạy Vượt Thời Gian Của Ajahn Chah – Thậm chí một từ cũng đủ
  • Những Lời Dạy Vượt Thời Gian Của Ajahn Chah – Thậm chí một từ cũng đủ (tiếp theo)
  • Những Lời Dạy Vượt Thời Gian Của Ajahn Chah – Làm cho tâm thiện

S5 Box