Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Cẩm Năng Phần 2

email add Xin email tới: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

KHÍ HƯ - BẠCH ĐỚI

1. KHÍ HƯ (do thấp nhiệt):

- Khí hư ra nhiều, có khí lẫn huyết, chất đặc dính hơi hôi, đầu váng
nặng, mỏi mệt, khát mà không uống nhiều, bứt rứt ít ngủ, tiểu tiện đỏ sẻn hoặc tiểu nhiều mà buốt, rêu lưởi vàng nhờn.
- Mạch Nhu – Sác thì dùng:
1. Thổ phục linh 9 chỉ
2. Cây bướm bạc 7 chỉ
3. Mã đề 5 chỉ
4. Cam thảo đất 3 chỉ

Sắc 3 chén còn 1 chén, chia làm hai lần uống trong ngày.

2. KHÍ HƯ (do đàm thấp):

- Người béo mập, khí hư ra nhiều như đờm (khí đặc như đờm, ra
nhiều, màu vàng hoặc trắng đục), đầu nặng xây xẫm, miệng nhạt có nhớt, ngực tức bụng đầy, ăn ít đờm nhiều, thở mạnh và gấp, rêu lưởi trắng nhờn.
- Mạch Huyền – Hoạt
1. Trần bì 3 chỉ
2. Cam thảo 3 chỉ
3. Bán hạ 3 chỉ
4. Phục linh 3 chỉ
5. Bạch đồng nữ 3 chỉ
6. Mẫu lệ 2 chỉ
7. Ngãi cứu 2 chỉ
8. Gừng tươi 3 lát

Tán bột uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.

3. KHÍ HƯ (do can uất):

- Khí hư màu đỏ nhợt hoặc trắng, đặc dính, dai dẳng không dứt, hành
kinh không nhất định ngày, tinh thần không thư thái, dưới sườn đầy, miệng đắng, cổ khô, mặt vàng nhuận, tiểu tiện vàng, rêu lưởi trắng vàng lẫn lộn.
- Mạch huyền:
1. Bạch truật (giúp huyết) 3 chỉ
2. Bạch linh (giúp khí) 3 chỉ
3. Xuyên Qui (bổ khí) 3 chỉ
4. Chi tử (giải can uất) 3 chỉ
5. Liên tu (an thần thanh tâm) 3 chỉ
6. Long cốt (bình can giải độc) 1 chỉ
7. Bạch thượt (giúp huyết) 3 chỉ
8. Sài hồ (bình can, mát can) 3 chỉ
9. Đơn bì (giải độc, mát) 2 chỉ
10. Đại táo (an thần) 1 chỉ
11. Khiếm thực (giúp thận) 1 chỉ
12. Mẫu lệ (giúp thận) 2 chỉ

Sắc 3 chén còn một chén, chia làm hai lần uống trong ngày. Uống 3 – 5 thang

4. KHÍ HƯ (do tỳ hư):

- Khí hư sắc trắng như nước bọt, không hôi thối, l ưng bụng không đầy
đau, kinh nguyệt thường, da trắng bạc, tinh thần mêt mỏi, tay chân lạnh, tiểu tiện sột sệt, nước tiểu trong và nhiều, rêu lưởi trắng.
- Mạch Hoãn – Nhược:
1. Liên nhục (bổ tỳ tâm) 4 chỉ
2. Ý dỉ (bổ tỳ) 4 chỉ
3. Hoài sơn (bổ tỳ) 4 chỉ
4. Bạch truật (giúp huyết) 2 chỉ
5. Thục địa (bổ huyết) 3 chỉ
6. Sa sâm (bổ nguyên khí) 3 chỉ
7. Bạch linh (bổ khí) 2 chỉ
8. Thạch xương đồ (giúp thận, giải độc) 2 chỉ
9. Viễn chí (an thần) 2 chỉ
10. Tỳ giải (giúp tỳ, giải uất) 2 chỉ
11. Hương phụ (hành khí, giải uất) 2 chỉ
12. Mẫu lệ (giúp thận) 2 chỉ

Sắc 3 chén còn một chén, chia làm hai lần uống trong ngày. Uống 1 – 3 thang

5. KHÍ HƯ (do thận hư):

- Khí hư ra như lòng trắng trứng gà, lâu ngày không hết, sắc mặt sạm
tối, đại tiện sền sệt, nước tiểu trong và nhiều, eo lưng đau nhiều, bụng dưới đau, chất lưởi nhợt, rêu lưởi trắng.
- Mạch Trầm – Tế:
1. Sinh địa (Sinh máu, mát máu) 7 chỉ
2. Sơn thù (mát máu) 3 chỉ
3. Đơn bì (mát máu, mát thận) 2 chỉ
4. Hoài sơn (mát bổ tỳ, sinh máu) 3 chỉ
5. Phục linh (bổ khí, an thần) 2 chỉ
6. Trạch tả (lợi tiểu) 2 chỉ
7. Thương truật (ấm, hành khí, giải uất) 5 chỉ
8. Hoàng bá (giải độc, mát thận) 3 chỉ
9. Cam thảo (hành khí, thuốc) 2 chỉ

Sắc 3 chén còn một chén, chia làm hai lần uống trong ngày. Uống từ 3 – 5 thang.

VỊ THUỐC TỪ CÂY NGẢI CỨU
1/ Bài thuốc giúp an thai:

Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng:
- Ngải cứu 16g.
- Lá tía tô 16g.
Sắc với 600ml nước còn 100ml nước, chia làm 3-4 lần uống trong ngày (nếu khó uống bạn có thể pha thêm chút đường).

- Bà bầu chỉ nên ăn 3-5 ngọn ngải cứu mỗi lần và nên ăn 3 lần/tuần. (** Nếu bạn có tiền sử bị sảy thai, sinh non… không nên ăn ngải cứu thường xuyên**)

- Những người kiệt sức hay các bà mẹ đang cho con bú:
Lấy 3-5 cành lá – ngọn ngải cứu tươi (hoặc khô), rửa sạch, băm nhỏ, pha với một cốc nước sôi, uống hàng ngày sẽ mau hồi phục sức khỏe.

2/ Làm thuốc điều kinh:

Một tuần trước ngày kinh dự kiến, lấy mỗi ngày 6-12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày.

- Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao đặc (1-4g).
(**Thuốc không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai**)

3/ Kinh nguyệt không đều:

Hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường chia uống 2 lần/ngày.

Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.

4/ Chữa đau lưng, đau khớp háng, đau hông:

Bằng cách chườm lá ngải cứu.
Cách làm: Lấy lá ngải cứu rửa sạch trộn lẫn muối hạt to rồi nướng nóng hoặc rang lên, sau đó bọc qua một lớp khăn mỏng chườm vào phần bị đau nhiều lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Làm theo cách này 3-5 ngày liên tục, bệnh sẽ thuyên giảm.

5/ Trị mụn trứng cá:

Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt khoảng 20 phút rồi rửa mặt bằng nước ấm.

6/ Trị mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy ở trẻ:
Với những trẻ nhỏ thường hay bị rôm sảy, xay nát lá ngải cứu, lọc lấy nước cốt rồi hòa vào nước tắm của trẻ. Làm liên tục trong vài ngày, các nốt ngứa sẽ lặn mất.

7/ Mồi cứu để kích thích các huyệt:

Ngải cứu hái về phơi khô, vò nát hay tán nhỏ, rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung, dùng làm mồi cứu để kích thích huyệt trong phương pháp châm cứu.

Làm điếu ngải: lấy lá ngải cứu khô vò nát, loại bỏ cành cuống, lấy phần còn lại là ngải nhung đem cuốn thành điếu như điếu thuốc lá hay to hơn tùy theo ý định sử dụng. Điếu ngải được đốt mang tính nóng ấm cao (thuần dương), nên khi dùng để làm nóng (cứu) các huyệt gọi sẽ làm khí huyết lưu thông mạnh, gây ấm nóng cơ thể, giảm đau, sưng, mỏi cơ, tiết dịch, giải độc, làm mềm chỗ cứng và tan máu tụ. Có thể dùng điếu ngải theo mấy cách sau :

- Để điếu ngải hơ lên huyệt đến khi bệnh nhân cảm thấy ấm dễ chịu (cứu ấm), dùng để trị các bệnh hư suy đau yếu.

- Đưa điếu ngải gần sát da, bệnh nhân cảm thấy nóng thì đưa lên (cứu mổ cò). Thực hiện 3-5 lần, cách cứu này để chữa các bệnh thực (bệnh mới phát).

- Đặt điếu ngải lên gần huyệt cho vừa đủ ấm thì di chuyển theo vòng tròn từ hẹp ra rộng cho đến khi thấy nóng nhiều ở vùng định cứu là được (làm 2-3 lần), cách cứu này để trị các bệnh ngoài da, mụn nhọt.

Trong dân gian, người dân dùng lá ngải cứu đem sắc lấy nước rửa mặt sẽ làm cho da dẻ hồng hào.

Các món ăn với ngải cứu:

1/ Gà tần ngải cứu:

Bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, xương cốt dẻo dai
- 1 con gà đen khoảng 500gr
- Táo đỏ 3 trái
- Ý dĩ một ít
- Kỷ từ một ít
- Sâm ta 3 lát
- Ngải cứu 6-12g
- Hạt sen 20 hạt
- Tam thất 3g
- Muối / Hạt nêm

Gà làm sạch, móc sạch ruột, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong gà, cho gà vào nồi, đổ săm sắp nước, nêm hạt nêm vừa miệng, hầm cho đến khi gà mềm nhừ.

2/ Cháo ngải cứu:

Có thể chữa động thai hoặc giảm đau thấp khớp
- Lá ngải cứu tươi 50g
- Gạo tẻ 100g
- Đường đỏ vừa đủ
- Có thể cho thêm lá lốt

Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày.

3/ Canh ngải cứu nấu thịt nạc:

Bài thuốc chữa các bệnh của phụ nữ (kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh...).
Thịt nạc heo băm nhỏ, ướp hạt nêm, xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu. Canh sôi đều, nêm hạt nêm vừa miệng, ăn nóng.

4/ Trứng gà tráng ngải cứu:

Giúp lưu thông máu lên não trị bệnh đau đầu. Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, cho lên chảo với chút nước và đậy nắp lại chừng 5 phút, sau đó đổ trứng đã đánh tan đều với hạt nêm vừa miệng vào chảo chiên chín.

Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Những Bài Được Nghe Nhiều Nhất

S5 Box