Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Thiền Quán Tâm

email add Xin email tới: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

TÂM VÀ ĐỀ MỤC

Khi bạn mới bắt đầu, chỉ có mỗi chánh niệm thì không đủ. Bạn cần phải củng cố nó với các pháp hỗ trợ khác:

chẳng hạn hãy nghĩ đến cách mình phải thực hành ra sao, và cái gì đang diễn ra trong thân tâm mình hiện giờ. Bạn sẽ bớt bị chìm đắm trong các suy nghĩ bất thiện khi tâm ngập tràn với các suy nghĩ thiện. Tâm không thể suy nghĩ hai việc cùng một lúc. Có suy nghĩ chân chánh thì sẽ không thể có suy nghĩ không chân chánh, hay bị suy nghĩ lôi đi. Hãy cho tâm một công việc và bắt nó phải làm việc. Đà chánh niệm được xây dựng nên từ việc cố gắng thực hành chánh niệm từng phút từng giây trong cả một thời gian dài.

Khi bạn hành thiền, có cái đang diễn ra (đề mục), và có cái đang hành thiền (tâm). Nếu chỉ chú ý tới cái đang diễn ra mà không chú ý tới tâm đang quan sát như thế nào, bạn sẽ không biết được tâm tham hay tâm sân đang phát triển trong mình do phản ứng với cái đang diễn ra.
Bạn sẽ bắt đầu hiểu được thiền khi có hứng thú học hỏi thêm về tâm mình và chú ý đến tâm quan sát. Hành thiền một cách khéo léo là một loại trí tuệ còn quan trọng hơn việc “có Pháp”. Điều đó sẽ đến một cách tự nhiên một khi bạn đã hiểu được cách thức thực hành.

*Thiền sinh: Thầy nói lấy chính tâm mình làm đối tượng hay biết nghĩa là thế nào ạ?

Thiền sư: Đúng thế. Bạn không chỉ biết tâm mình đang tĩnh lặng, mà còn phải biết cả cái tâm đang biết sự tĩnh lặng đó nữa. Chớ dừng lại ở đối tượng quan sát hay kinh nghiệm, mà phải đi tới cái tâm đang hay biết đối tượng đó. Nếu chỉ dừng lại ở chánh niệm và tiếp tục hay biết sự có mặt của nó, nó sẽ tăng trưởng mạnh lên. Nhưng nếu chúng ta quên không làm điều này (biết tâm quan sát) mà chỉ nhìn mỗi vào định tâm mạnh đó thôi, thì chánh niệm sẽ dần dần suy yếu mà chúng ta không biết được điều đó. Bạn làm gì khi đã có được sự tĩnh lặng?

Thiền sinh: Thưa thầy, con đã thực hành theo những gì thầy chỉ dẫn nhưng con thấy rất dễ mệt mỏi. Con không thấy cách thực hành của mình có gì sai. Hình như việc quan sát các hoạt động của tâm làm con bị mệt.

Thiền sư: Tâm có chấp nhận tất cả mọi thứ mà nó nhận biết được hay không?

Thiền sinh: Không, nó phản ứng rất nhiều đối với những việc đang diễn ra.

Thiền sư: Chính điều đó làm tâm mệt mỏi. Nếu bạn thấy rằng mình thường phản ứng rất mạnh lại những gì đang quan sát thì tốt nhất là nên thực hành thiền chỉ (samatha). Chẳng hạn khi có tâm sân khởi lên, bạn hãy nhận biết nó rồi chuyển sang một đề mục trung tính khác như hơi thở hay một cảm giác nào đó trên thân chẳng hạn. Quan sát đề mục đó một lúc để tâm dịu trở lại, rồi sau đó nhìn tâm sân ấy lại một lúc nữa - cứ tới lui lại như vậy. Nhiều người cảm thấy quan sát tâm liên tục là một việc quá khó đối với họ.
Khi chưa có trí tuệ thực sự, khi bạn còn
phụ thuộc vào việc áp dụng trí tuệ từ bên ngoài vào bằng con đường tri thức như vậy, thì chúng ta phải sử dụng thêm thiền chỉ (samatha) để làm cho tâm dịu xuống và tĩnh lặng trở lại.
*Thiền sinh: Thưa thầy, nghĩa của thư giãn thoải mái chính xác là gì? Con biết thư giãn về cơ thể nghĩa là gì rồi nhưng thư giãn về tâm nghĩa là sao?
Thiền sư: Cảm giác thư giãn thoải mái thực ra là khi không còn chút móng đợi và bất an nào nữa. Bạn chỉ có thể hoàn toàn thoải mái khi tâm không còn tham sân nữa; muốn mình phải thoải mái hay cố gắng để thoải mái chỉ làm cho bạn thêm căng thẳng nữa mà thôi.

Sayadaw U Tejaniya
Trích “Pháp Ở Mọi Nơi “
“Chỉ Chánh Niệm Thì Không Đủ “
Người dịch: Sư Tâm Pháp

Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Những Bài Được Nghe Nhiều Nhất

S5 Box