Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

In The Presence of A Great Mystery 1

email add Xin email tới: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Thích Tâm Thành Giảng Mắt Thương 2013



Description

Tập chú tâm
Trong khi hành thiền bạn thường nghĩ rằng sự ồn ào, tiếng xe chạy, tiếng người nói, hình ảnh bên ngoài là những chướng ngại đến quấy nhiễu bạn khiến bạn phóng tâm, trong khi bạn đang cần sự yên tĩnh. Khoan đã! Ai quấy nhiễu ai đây? Thật ra bạn là người quấy nhiễu chúng. Xe cộ, âm thanh vẫn hoạt động theo đường lối tự nhiên của chúng. Bạn quấy nhiễu mọi vật bằng những ý tưởng sai lầm của mình, cho rằng chúng ở ngoài bạn. Bạn cũng bị dính chặt vào ý tưởng muốn duy trì sự yên tịnh, muốn không bị quấy nhiễu. Phải học cách để thấy rằng chẳng có cái gì quấy nhiễu ta cả mà chính ta đã ra ngoài để quấy nhiễu chúng. Hãy nhìn cuộc đời như một tấm gương phản chiếu chúng ta. Khi tập được cách này thì bạn tiến bộ trong từng thời khắc một, và mỗi kinh nghiệm của bạn đều làm hiển lộ chân lý và mang lại sự hiểu biết.
Một cái tâm thiếu huấn luyện thường chứa đầy lo âu, phiền muộn. Bởi thế chỉ một chút yên tịnh do thiền đem lại cũng dễ khiến dính mắc vào. Đó là sự hiểu biết sai lầm về sự yên tịnh trong thiền. Đôi lúc có thể bạn nghĩ rằng mình đã tận diệt được tham lam, sân hận; nhưng sau đó bạn lại thấy bị tràn ngập bởi chúng. Thực vậy, tham đắm vào sự an tịnh còn tệ hại hơn là dính mắc vào sự dao động. Bởi vì khi dao động, ít ra bạn cũng còn muốn thoát khỏi chúng, trong khi đó bạn rất hài lòng lưu giữ sự an tịnh và mong muốn được ở mãi trong đó. Đó là lý do khiến bạn không thể tiến xa hơn nữa.
Khi hỉ lạc phi thường -- một trạng thái thuần tịnh trong thiền minh sát -- đến với bạn, bạn hãy tự nhiên, đừng dính mắc vào chúng.
Dù hương vị của sự an tịnh có ngọt ngào đi nữa cũng phải được nhìn dưới ánh sáng của vô thường, khổ, vô ngã. Hành thiền nhưng đừng mong cầu phải đạt được tâm định hay bất cứ mức tiến bộ nào. Chỉ cần biết tâm có an tịnh hay không an tịnh, và nếu có an tịnh thì mức độ của nó nhiều hay ít mà thôi. Làm như thế tâm sẽ tự động phát triển.
Dầu sao thì cũng phải có sự chú tâm kiên cố để trí tuệ phát sinh. Chú tâm chẳng khác nào bật đèn và trí tuệ là ánh sáng phát sinh do sự bật đèn đó. Nếu không bật đèn thì đèn sẽ không sáng, nhưng không nên phí thì giờ với cái bật đèn. Cũng vậy, định tâm chỉ là cái bát trống, trí tuệ là thực phẩm đựng trong bát ấy.
Đừng dính mắc vào đối tượng như dính mắc vào một loại chú thuật. Phải hiểu mục tiêu của nó. Nếu bạn thấy niệm "Phật" khiến bạn dễ chú tâm thì cứ tự nhiên; nhưng chớ có ý nghĩ sai lầm rằng ngưng niệm Phật là lười biếng. Chữ "Buddho" (Bút-thô - Phật đà) có nghĩa là người hiểu biết thì tại sao phải lập đi lập lại chữ này làm gì?

Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Những Bài Được Nghe Nhiều Nhất

S5 Box