Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Thiền Tứ Niệm Xứ

email add Xin email tới: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Chướng ngại lớn nhất đối với sự giác ngộ

Giác ngộ là gì?

Một người hành khất ngồi bên lề đường đã hơn 30 năm. Một hôm gặp khách lạ đi qua, người hành khất như cái máy chìa chiếc nón cũ ra, miệng lẩm bẩm:

- Xin ông cho tôi chút tiền lẻ. Khách bộ hành dừng lại nói:

- Tôi chẳng có gì cho ông. Nhưng ông đang ngồi trên cái gì vậy?
- Chẳng có gì. Chỉ là cái thùng cũ rích thôi. Tôi ngồi trên thùng này đã lâu lắm rồi.
- Ông đã từng xem có gì bên trong chưa?
- Chưa. Nhưng chẳng có gì đâu.

Khách bộ hành cứ khăng khăng yêu cầu nên xem thử. Khi ấy người hành khất mới cố cạy cái nắp thùng cũ kỹ ra. Ông ta ngạc nhiên, không tin vào mắt mình nữa, rồi vô cùng sung sướng. Thì ra trong thùng chứa đầy vàng.

Tôi là khách lạ đó, tuy chẳng có gì hiến tặng bạn nhưng đang bảo bạn hãy nhìn vào bên trong. Không phải bên trong cái thùng nào đó như trong chuyện ngụ ngôn, mà trong chỗ gần gũi hơn nữa: bên trong chính con người bạn.

Có thể bạn sẽ nói: " Nhưng tôi không phải là kẻ ăn mày mà".

Những người không tìm thấy của cái chân chính của mình, nghĩa là niềm vui rực rỡ của Bản thế hiện tiền cùng với sự thanh thản sâu thẳm không gì lay chuyển nổi đều là kẻ ăn mày, cho dù họ rất giàu sang về vật chất. Họ đang tìm kiếm những khoảnh khắc lạc thú hay muốn được công nhận giá trị của mình, tìm kiếm sự an ổn hay tình yêu bên ngoài, trong khi họ lại sẵn có một kho tàng bên trong, không những bao gồm mọi thứ họ đang tìm kiếm mà còn lớn lao hơn mọi thứ khác trên đời.

Thuật ngữ giác ngộ hay tỏ ngộ gợi lên khái niệm về sự thành tựu của một siêu nhân nào đó, và tự ngã hay cái tôi thích lưu giữ một khái niệm kiểu ấy. Nhưng nó đơn giản có nghĩa là trạng thái hồn nhiên hợp nhất về mặt cảm giác với Bản thể hiện tiền. Đó là trạng thái cộng thông hay kết nối với thứ gì đó vô lượng vô biên và không có gì có thể hủy hoại được, thứ gì đó, hầu như nghịch lý, cốt yếu là bạn mà lại còn lớn lao hơn nhiều so với chính bạn nữa. Đó là sự tìm thấy bản tính chân thật của bạn, cái bản tính vượt khỏi hình danh sắc tướng bên ngoài của bạn. Tình trạng không thể cảm nhận được sự nối kết này làm nảy sinh ảo tưởng phân biệt, tách biệt với chính bạn và với thế giới chung quanh bạn. Lúc ấy bạn vô tình hay cố ý xem bản thân mình là một mảnh cô lập trong vũ trụ. Thế là sợ hãi nảy sinh, rồi xung đột bên trong và bên ngoài bạn trở nên quen thường trong cuộc sống của bạn.

Tôi thích lối định nghĩa đơn giản của Đức Phật, Ngài cho rằng giác ngộ là "kết thúc khổ đau". Chẳng có gì siêu nhiên trong định nghĩa đó, phải thế không? Dĩ nhiên, là một định nghĩa nên nó bất toàn. Nó chỉ cho thấy khía cạnh không được hàm ngụ trong sự giác ngộ: đó là đau khổ. Thế nhưng còn sót lại điều gì khi không còn khổ đau? Đức Phật giữ im lặng về điều đó, và sự im lặng của ngài hàm ý rằng bạn sẽ phải tìm hiểu cho chính mình. Ngài dùng một định nghĩa tiêu cực để cho tâm trí không thể nhào nặn thành một thứ gì đó để đặt niềm tin vào một thành tựu siêu nhiên, một mục tiêu bạn không sao vươn tới được. Mặc dù biện pháp phòng ngừa như vậy, đại đa số các Phật tử vẫn cứ tin rằng giác ngộ chỉ dành riêng cho Đức Phật thôi, chứ không dành cho họ, ít ra là không trong kiếp này.

 

 

 

Download Now

File name: Suc_Manh_Hien_Tien.pdf

1162 602

 

Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Những Bài Được Nghe Nhiều Nhất

S5 Box