Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Sưu Tầm

email add Xin email tới: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Xin cho biết vềý nghĩa lịch sử của bài Pháp thoại đầu tiên tại vườn Nai?

Bài Pháp đầu tiên được Đức Phật dạy tại vườn Nai đó là Bốn Chân lý, Hán dịch là Tứ Thánh đế(skt.Catvāri-ārya-satyāni). Ngay sau Pháp thoại này, Tam Bảo lần đầu tiên đã được hình thành tại thế gian với hình thức ba ngôi:

Phật (Buddha), Pháp (Dharma) và Tăng (Tăng). Phật là Đức Thích Ca Mâu Ni; Pháp là bốn Chân lý; và Tăng là năm vịThánh tăng đầu tiên. Kể từđây, đạo Phật đã chính thức được hình thành trong lịch sử con người. Và ba Ngôi Báu là đại diện chính thống của đạo Phật. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, ba Ngôi Báu vẫn được duy trì tại thế gian qua những thể cách đặc thùđược biểu hiện trên các bình diện triết lý, tôn giáo, con người, và các mối liên hệ xã hội. Dĩ nhiên, về mặt triết lý, ý nghĩa và khái niệm về ba Ngôi Báu luôn được mở rộng theo từng giai đoạn phát triển của lịch sử Phật giáo, từ nguyên thủy đến hiện đại.

Ví dụ: khi Đức Phật tuyên nói bài Pháp đầu tiên, thì khái niệm Dharma (Pháp) là Bốn Chân lý và những gì được triển khai từ Bốn Chân lý. Tuy nhiên, khi đoàn thể Tăng già phát triển và giới luật được Đức Phật ban hành, thì khái niệm Dharma lúc bấy giờ bao gồm cả Pháp và giới luật. Và rồi, sau khi Phật diệt độ (nhập diệt), theo dòng thời gian, các phân tích và luận giải (luận) vềlời dạy của Đức Phật (kinh) được hình thành và phát triển, thì khái niệm Dharma bây giờlại được tiếp tục mở rộng thêm, bao gồm cả ba tạng (tam tạng), tức ba thể loại: Kinh (do Đức Phật nói), Luật (do Đức Phật ban hành), và Luận (những luận giải của các Thánh qua nhiều thế hệ).

Điều đáng lưu ýởđây là, mặc dù đã trải qua hàng ngàn năm, nhưng bài Pháp đầu tiên về Bốn Chân lý luôn được xem là con đường giác ngộđộc nhất vô nhịtrong lịch sử tôn giáo của nhân loại. Giáo lýấy là nền tảng cho toàn bộ hệ thống tư tưởng và triết học Phật giáo trong mọi thời đại; và được tôn vinh bởi tất cả các tông phái Phật giáo, từ truyền thống Nguyên thủy đến Phát triển. Ngài Sariputta (Xá-lợi-phất), một vịtướng quân của Chánh pháp đã nhận định rằng: Như dấu chân voi to lớn có thể bao phủdấu chân của các loài động vật khác;cũng vậy, tất cả các thiện pháp đều được tập trung trong bốn Chân lý.171Đại Kinh Dụ Dấu Chân Voi (Mahahatthipadopamasutta),Trung Bộ kinh, số 28.

 

 

 

 

Download Now

File name: camnanpt3.pdf

337 51

 

Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Những Bài Được Nghe Nhiều Nhất

S5 Box