Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Cẩm Năng Phần 1

email add Xin email tới: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

RAU CỦ THƯỜNG DÙNG

- Giúp loại trừ độc tố trong cơ thể, thanh lọc và làm mới tế bào máu

- Rau cù có nhiều chất đạm, chất

khoáng, còn trái cây thì có nhiều đường, vitamins, và chất giúp tẩy rửa cơ thể

- Rau trái tươi hay trồng ở miền nhiệt đới có tác dụng mạnh hơn

- Nên chọn ăn thực phẩm được trồng đúng mùa và ở tại địa phương

- Nên tránh những rau củ có chứa oxalic acid/solanine (nightshade family) với người có bệnh đau thớp khớp, tim mạch, hư mòn răng bởi vì chúng ức chế sự hấp thụ Calcium. Những người có hệ tiêu hóa yếu, bị tiêu chảy hay bị dịch ứ trệ, phù thủng nên tránh cà chua, dưa leo, khổ qua, v.v

• Carrot, parsnips, turnips, watercress, parsley, the cabbage family (bông cải trắng, bông cải xanh, bok choy, etc), bí vỏ xanh hay các loại rau có lá màu xanh đậm: rất giàu Vit C và sắc tố xanh giúp cho việc tổng hợp máu

• Hành, hẹ, tỏi, nén, kiệu, riềng không nên dùng thường xuyên: bởi vì khi ăn sống sẽ kích thích sự sân hận, nóng nảy, và sự bất an. Khi nấu chín có tác dụng kích thích tiêu hóa và kích thích dục tính

 

1. Artichoke (bông atisô):

• Có tính hàn, vị ngọt, mát gan, bổ phổi.

• Giảm triệu chứng của bệnh suyễn, trị bệnh táo bón, tăng khả năng tiết
insulin. Giúp cho bệnh tiểu đường.

• Có nhiều chất fiber và vị đắng, làm giàm bệnh táo bón, ung thư ruột và giảm cholesterol.

• Chứa nhiều Folic acid, Vit C, K, B 1-2-3-5-6 và antioxidants such as silymarin, caffeic acid, và ferulic acid.

• Nhiều khoáng chất như: copper, calcium, potassium, iron, manganese and phosphorus.

• Chỉ cần nấu 10-15’ thôi sẽ cho kết qủa tốt nhất.

 

2. Asparagus (Măng tây):
• Có tính ấm, vị ngọt đắng, hơi nồng, giúp lợi tiểu và ra mồ hôi.

• Giàu Folate, đồng và sắt rất cần cho sự tổng hợp tế bào máu, sự sinh trưởng và phòng bệnh gan, giảm các bệnh bẩm sinh gây bại liệt và chết non ở trẻ sơ sinh.

• Có nhiều Kali, Vitamin B1 và B6, cũng như chất Rutin (giúp làm mạnh các thành mao quản).

• Chứa nhiều chất xơ (fiber) nên giúp giảm bệnh táo bón, bệnh ung thư trực tràng, bệnh rối loạn bài tiết.

• Chứa nhiều chất chống oxy hóa-anti oxidant nên làm giảm bệnh thoái hóa hệ thần kinh, mất trí nhớ, nhiễm virus và ung thư.

• điều trị nhiều bệnh lý về thận và viêm nhiễm, thấp khớp, cao huyết áp, tiểu đường, làm sạch các động mạch.

• cẩn thận: nếu dùng nhiều qúa sẽ làm thận bị khó chịu.

• phần trắng nằm dưới đất có tác dụng kích thích sự tổng hợp dịch âm của thận và giúp làm tươi nhuận phổi. Có khả năng trị tất cả những bệnh lý của phổi (kể cả ho ra máu), lao, và tiểu đường. Giúp tăng trưởng nữ tính và trị các bệnh phụ nữ, rối loạn kinh nguyệt, vô sanh. Dùng để trị những người nóng nảy, quá khích, làm tăng khả năng nhận thức và lòng từ bi. Nên tránh dùng khi bị tiêu chảy, phổi bị ứ nước, tràn dịch màng phổi hay có nhiều đàm, ớn lạnh.

 

3. Beet roots (củ dền/củ cải đường/củ cải tía):

• Trung tính, có vị ngọt, bổ tim, an thần, giúp tạo máu và giúp máu lưu thông dễ dàng, thanh lọc máu và gan, nhuận tràng, điều hòa kinh nguyệt.

• Giàu Folate, đồng và sắt rất cần cho sự tổng hợp tế bào máu, sự sinh trưởng và phòng bệnh gan, giảm các bệnh bẩm sinh gây bại liệt và chết non ở trẻ sơ sinh.

• Chứa nhiều antioxidants và Glycine betaine, giúp làm giảm Homocysteine và phòng chống bệnh tim mạch, tai biến, giảm cholesterol và chống lão hóa.

• Có nhều vitamin B3, B5 và B6, sắt, đồng, kali, măng gan và ma nhê.

• Phần lá ở trên có nhiều Vitamin C, carotenoids, flavonoid antioxidants và Vitamin A giúp tăng thị giác, giảm ung thư phổi và ung thư vùng răng hàm mặt.

• Được dùng với carrốt để điều trị bệnh rối loạn kinh nguyệt hay tiền mãn kinh.Trị các bệnh về gan, xơ gan, viêm gan, táo bón, lo âu, sợ hãi, nghẽn mạch máu, làm nhuận gan v.v.

 

4. Bell Peppers (ớt bị):

• Tính nóng, có vị ngọt, cay nồng. Ớt ngọt có chứa capsaicin, có khả năng kháng vi khuẩn, chống tế bào gây ung thư, giảm đau, và chống bệnh béo phì, tiểu  ường, kích thích tiêu hóa, khai thông ứ trệ đường hô hấp và tiêu hóa. Nó cũng giúp làm giảm triglycerides và LDL cholesterol ở những người bị bệnh béo phì.

• Có nhiều Vit A, C, nhóm B 1-2-5-6 và anti-oxidant flavonoids như α and ß carotenes, lutein, zea-xanthin, và cryptoxanthin. Giúp cho mạnh gân cốt, bảo vệ da, bảo vệ tim mạch, chống nhiễm trùng, giảm stress.

• Chứa nhiều minerals như: iron, copper, zinc, potassium, manganese, magnesium, và selenium. Giúp xây dựng tế bào, hổ trợ chuyển hóa năng lượng.

• Có khả năng gây dị ứng, làm viêm da niêm mạc ở mắt, miệng môi, lưỡi, hay làm trầm trọng hơn bệnh ợ hơi, reflux.

 

5. Bitter melon (mướp đắng/khổ qua):

• Có rất nhiều phyto-nutrients như: polypeptide-P một loại insulin thực vật giúp làm giảm lượng đường trong máu. Nó còn có một hợp chất làm giảm đường huyết là charantin. Charantin giúp làm tăng sự hấp thu chất đường và gia tăng sự tổng hợp glycogen trong tế bào gan, mô cơ và mô béo.

• Chứa nhiều dietary fiber, minerals: iron, zinc, potassium, manganese và magnesium, vitamins C, nhóm B 3-5-6, folate, and anti-oxidants, flavonoids such as  -carotene, α-carotene, lutein, và zea-xanthin. Giúp bảo vệ tế bào, hệ tim mạch, phòng chống ung thư. Giảm neural tube defects ở trẻ sơ sinh.

• Giúp tiêu hóa và bài tiết tốt hơn, phòng chống bệnh đầy hơi, khó tiêu, táo bón, giúp an thần, giải nhiệt. • Kết quả thí nghiệm sơ bộ cho biết một số hợp chất trong nó có khả năng giúp điều trị bệnh HIV.

• Có chứa những hợp chất như quinine và morodicine, resins và saponic glycosides, mà một số người không thích nghi được. Những chất này có thể làm gia tăng tiết nước bọt, mặt đỏ, mắt mờ, đau bao tử, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, hay mỏi cơ bắp.

 

6. Broccoli (bông cải xanh)- Bok Choy- Cauliflower-same family:

• Trung tính, hơi nồng, có vị đắng, lợi tiểu, sáng mắt.

• Có chứa nhiều phyto-nutrients như: thiocyanates, indoles, sulforaphae, isothiocyanates and flavonoids, beta-carotene cryptoxanthin, lutein, and zeaxanthin-giúp làm giảm các bệnh ung thư: tiền liệt tuyến, ruột già, bàng quang, tụy tạng, và ung thư vú. Làm giảm nguy cơ bị tai biến.

• Nó cũng chưá rất nhiều Folate, Vit C, A, K, và B2-3-5-6, sulfur, chlorophylls, khoáng chất như: calcium, manganese, iron, magnesium, selenium, zinc and phosphorus

• Đặc biệt phần lá bên ngoài có nhiều carotenoids and vitamin A (16000 IU of vitamin A per 100 g), nhiều gấp mấy lần phần bông

• Điều trị bệnh nhiệt của mùa hè, viêm nhiễm mắt và cận thị.

• Cẩn thận: chứa 5x goitrogenous (như cải bắp, su hào, cải xoắn, vvv) dược chất hơn những rau qủa khác, làm ngăn trở sự chuyển hóa của Iodine. Nên hạn chế dùng ở những người bị thiểu năng tuyến giáp hay thấp Iodine.

 

7. Burdock root (củ ngưu báng):

• Có nhiều hợp chất anti-oxidants, giúp phòng bệnh và cải thiện sức khỏe. Chứa nhiều potassium, giúp cho bệnh cao máu và tim mạch. Là loại thuốc lọc máu và lợi tiểu tốt nhất.

• Chứa nhiều hợp chất đường phức hợp không phải tinh bột như: inulin, glucoside-lappin, mucilage... hành xử như những thuốc nhuận tràng tự nhiên. Inulin cũng là một prebiotic giúp làm giảm đường huyết, giảm cholesterol máu và giảm cân.

• Có rất nhiều Vitamins: Vit C, E, nhóm B, và folate, minerals: như iron, manganese, magnesium; một lượng nhỏ zinc, calcium, selenium, và phosphorus. Antioxidants, giúp chống nhiễm khuẩn, phòng ung thư.

• Được dùng để trị các bệng ngoài da như: vẩy nến, dị ứng, lở loét, khô da, eczema, và các bệnh thuộc gan mật, kích thích tiêu hóa.

• Cẩn thận đối với bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu giữ lại potassium vì có chứa khá nhiều Kali.

 

8. Cabbage (bắp cải nồi)-Brussel sprouts-same family:

• Dương tính, vị ngọt và nồng, kích thích cơ thể tiết dịch nên giúp làm nhuận đường tiêu hóa, kích thích tiêu hóa, trị bệnh bao tử, làm tươi nhuận da, chống lão hóa.

• Trị bệnh táo bón, cảm, ho gà, tê đầu ngón tay chân, trầm cảm và bất an, trị giun sán trong đường ruột, giúp giảm cân và chất mỡ, trị nhiễm trùng răng và lợi.

• Chứa nhiều chất phyto-chemicals như: thiocyanates, indole-3-carbinol, lutein, zea-xanthin, sulforaphane, and isothiocyanates. Những chất antioxidants này (bắp cải đỏ 4x> các thứ khác), giúp làm giảm các bệnh ung thư: tiền liệt tuyến, ruột già, bàng quang, tụy tạng, và ung thư vú. Làm giảm nguy cơ bị tai biến.

• Nước ép tươi có chứa nhiều Vit U được dùng để trị bệnh viêm loét dạ dày hay hành tá tràng: 125 mL giưã các bữa ăn, ngày hai lần trong vài ngày đến vài tuần. Có nhiều dược tính của sulfur

• Ăn sống hay xay đắp ngoài da trị bệnh khô, nứt nẻ và da sần sùi, viêm loét chân, giãn tĩnh mạch hay các vết thương ở chân do lạnh rét gây nên.

• Rất giàu Iodine, Vit C, B 1-5-6, vitamin K, và E (lá xanh ở ngoài), Calcium, potassium, manganese, iron, and magnesium.

• NẾU MUÓI CHUA, có khả năng làm sạch và làm mới hệ tiêu hóa, tăng hệ vi sinh ruột và chống táo bón.

• Chinese cabbage (cải bắp thảo)-(napa): có tính hàn, vị ngọt, được dùng trong bệnh viêm nhiễm, chảy mủ, cơ thể nóng nhiệt, chỉ chứa 20% sulfur so với bắp cải.

• Nên tránh dùng cho người bị bệnh kinh niên, yếu ớt, buồn nôn

• Rất tốt cho điều trị bệnh ung thư ruột già.

 

9. Carrots (cà rốt):

• Trung tính, vị ngọt , bổ phổi, mạnh tỳ, tăng chức năng gan, kích thích việc đào thải các chất thải ra khỏi cơ thể, lợi tiểu, làm tan các khối u bướu hay sỏi. Rất giàu beta carotene, anti-oxidants, Vit A, B, C, D, E, G, và K.

• Trị bệnh đầy hơi, khó tiêu, đau bao tử, tiết nhiều acid dịch vị, ợ hơi nóng, tiêu diệt các loại vi khuẩn xấu trong ruột làm cản trở sự hấp thụ. Trị bệnh tiêu chảy, kiết lỵ kinh niên, tẩy giun kim và giun đũa.

• Là một thực phẩm tạo kiềm nên có khả năng chuyển hóa máu. Trị viêm amidan, viêm họng và mụn nhọt trên mặt, thấp khớp, ung thư, quáng gà, và các bệnh lý về tai.

• Hợp chất flavonoids và poly-acetylene antioxidant falcarinol trong carrot giúp phòng chống các loại ung thư: da, phổi, và vòm họng.

• Giúp ích cho da và màng niêm mạc. Trị các bệnh viêm nhiễn trên da, đường ruột, đường tiểu, kích thích tạo sữa mẹ và điều hòa rối loạn hóc môn nữ. Giúp nhiều trong bệnh ban và sởi ở trẻ em giúp mau lành hơn.

• Rất giàu silicon, Na, P, K, Mg, Fe, Ca, làm mạnh gân cốt và tăng sự hấp thụ Calcium.

• Lá cà rốt vị đắng nhưng rất giàu khoáng chất. Có thể dùng để nấu nước soup, tuy là bớt vị ngọt nhưng rất tốt để phòng chống ung thư, bệnh viêm, xơ gan và dịch ứ trệ trong người.

• Cẩn thận: không nên dùng > 4 ly/ngày, có thể làm suy thận hay rụng tóc

 

10. Celery (thân cần tây)-Celeriac (củ cần tây):

• Có tính hàn, vị ngọt và đắng, giúp tỳ vị, trị nóng gan, trị khó tiêu, giải tỏa sự ứ trệ của các dịch trong cơ thể, lọc máu, làm giảm các bệnh lý (chóng mặt, xây xẩm, lo lắng bất an), giúp đổ mồ hôi.

• Có chứa nhiều chất poly-acetylene antioxidant falcarinol, giúp phòng chống các bệnh ung thư và tăng cường hệ miễn dịch.

• Cũng có nhiều Vit B, C, A, K, folate và các chất khoáng như: potassium, sodium, calcium, manganese, and magnesium.

• Trị bệnh viêm mắt, đi tiểu nóng rát hay ra máu, mụn nhọt trên mặt hay trong miệng, bao tử hay gan nóng, nhức đầu, ăn uống qúa độ, bội thực, mệt mỏi.

• Nước cần tây + chanh dùng để trị bệnh cảm cúm, nhức đầu, cao huyết áp, nhiệt nóng, tiểu đường (2-4 ly mỗi ngày), giản tĩnh mạch.

• Giàu silicon, Na = 4x Ca, giúp điều hòa đường máu, làm tan chất đường bị tích tụ trong người, làm mới xương, khớp, gân cốt, động mạch. Làm kiềm hóa máu và kháng viêm, trị bệnh viêm khớp, gouts, viêm dây thần kinh, và kích thích việc tạo sữa ở phụ nữ đang cho con bú.

 

11. Cucumber (dưa leo)-Zucchini:

• Có tính hàn, vị ngọt, lợi tiểu, đào thải độc tố, trị trầm cảm, lọc máu, làm tươi nhuận tim, tỳ, vị, ruột gìà, giải khát, tươi nhuận phổi, làm sạch da. NẾU MUỐI CHUA giúp cho đường tiêu hóa nhiều hơn.

• Có nhiều potassium và anti-oxidants như ß-carotene and α-carotene, vitamin C, vitamin A, và K, zea-xanthin and lutei.

• Dùng để trị tất cả các bệnh nhiệt nóng, phỏng, nhiễm trùng đường tiểu. Nước ép được dùng trị bệnh viêm nhiễm trong bao tử, đau mắt, cuống họng, răng lợi, mụn nhọt trên mặt, trên da. Điều hòa áp huyết máu.

• Có chứa Erepsis: có khả năng phân hủy proteins và làm sạch da mặt, đường tiêu hóa, trị bệnh giun kim. trị bệnh rụng tóc, nứt móng tay chân. Có thể dùng 150-180 mL nước ép mỗi ngày.

• Nên tránh dùng trong trường hợp bị dịch ứ trệ, tiêu chảy hay tiết nhiều dịch nhầy, chảy mũi.

 

12. Green bean/String bean (đậu que)-Snow peas/Sugar snap peas-Yard long bean-same family:

• Trung tính, có vị ngọt, nhiều dinh dưỡng, thấp calory và không có chứa cholesterol.

• Chứa nhiều vitamins, minerals: iron, calcium, magnesium, manganese, potassium, và micro-nutrients.

• Nhiều fiber, giúp bảo vệ niêm mạc ruột già, giảm sự thu hút các cặn bả độc tố vào lóp dịch nhầy. Giảm cholesterol, táo bón, ung thư ruột già.

• Có rất nhiều Vitamin A, K, flavonoid poly phenolic antioxidants như lutein, zea-xanthin và ß-carotene. Chống lão hóa, bệnh viêm kết mạc, ung thư.

• Rất giàu Vit C, nhóm B 1-6-12, folate, giúp giảm neural tube defects ở trẻ sơ sinh, tăng sự sinh trưởng.

• Cẩn thận với những người hay bị sạn thận vì có chứa Oxalate.

 

13. Kale (cải xoắn, cải soup)-Collard green-Chard-same family:

• Có tính ấm, vị ngọt, hơi nồng và đắng.

• Chứa nhiều phyto-chemicals như: sulforaphane và indole-3-carbinol, giúp phòng chống bệnh ung thư tiền liệt tuyến và đại tràng. Di-indolyl-methane (DIM), là 1 sản phẩm của indole-3-carbinol có khả năng kháng vi khuẩn và virus.

• Cũng có nhiều ß-carotene, lutein and zeaxanthin. Những flavonoids anti-oxidant này có khả năng phòng chống các bệnh ung thư.

• Giúp làm thông phổi, bổ bao tử, trị thiếu máu, xương xốp, mắt giảm thị lực, bệnh tim mạch, và ung thư.

• Giàu sulfur (cabbage family), giúp trị các bệnh viêm loét dạ dày và hành tá tràng. Chứa nhiều chlorophills, Vit A(in Fall, winter, Spring), K, C và copper, calcium, sodium, potassium, iron, manganese, and phosphorus.

• Vì có nhiều Vit K, nên hạn chế dùng khi uống thuốc loãng máu. Có nhiều Oxalate nên cẩn thận khi phối hợp với các rau củ khác có nhiều oxalate nếu bệnh nhân có tiền sử bệnh thống phong, sạn thận hay túi mật.

 

14. Kohlrabi (su hào) :

• Trung tính, vị ngọt, hơi nồng và đắng. Giúp làm tăng sự vận hành của khí và năng lượng trong cơ thể. Giúp làm tan các cục máu đông hay ứ trệ, làm giảm sự tích tụ dịch hay ẩm thấp.

• Chứa nhiều phyto-chemicals như: isothiocyanates, sulforaphane và indole -3-carbinol, giúp phòng chống bệnh ung thư tiền liệt tuyến và đại tràng.

• Phần lá ở trên có nhiều Vit A, C, K và antioxidants hơn phần củ ở dưới, ngoài ra nó còn có nhiều Vit nhóm B, copper, calcium, potassium, manganese, iron, và phosphorus.

• Trị bệnh đầy chướng, khó tiêu hay rối loạn đường huyết, giảm tiểu rát và đau, trị chứng chảy máu trong ruột gìà, chảy máu mũi. Làm giảm tác dụng tiêu cực của các loại rượu, bia và thuốc bị lạm dụng.

 

15. Lettuce (rau xà lách)-Romaine lettuce-Endive-same family:

• Có tính hàn, vị ngọt và đắng, lợi tiểu, an thần, làm khô ráo.

• Giàu có silicon nhất trong các loại rau xanh. Giúp làm tăng sưã mẹ.

• Chứa nhiều phyto-chemicals như: isothiocyanates, sulforaphane và indole-3-carbinol, giúp phòng chống bệnh ung thư tiền liệt tuyến và đại tràng.

• Trị bệnh trĩ, bí tiểu hay tiểu ra máu, bổ phổi, và thần kinh. Giúp trị bệnh về da, gân, tóc, lao và bao tử.

• Xà lách lá dài tốt hơn loại tròn vì có chứa nhiều chlorophills, Vit A, C, nhóm B, K, folate và các khoáng chất như: Fe, Kali, Ca, Mg, P, Mn.

• Giúp trị nhiều bệnh như: thiếu máu, xương xốp, viêm đa khớp, tim mạch, mất trí nhớ và ung thư.
• Nên tránh dùng đối với người bị bệnh mắt (vì chứa rất nhiều Vit A) và chóng mặt. Có chứa oxalate nên cẩn thận với người có sạn thận.

 

16. Lotus root (củ sen) :

• Trung tính, có vị ngọt hơi chát. Có chứa tinh bột, hàm lượng calory trung bình, và một số hợp chất phyto-nutrients, minerals, và vitamins.

• Có khá nhiều chất fiber nên giúp ích rất nhiều trong việc giảm chất cholesterol, mỡ trong máu, bệnh táo bón, tiểu đường và tim mạch, ung thư.

• Chứa nhiều Vit C, nhóm B 1-2-3-5-6, folate, nên giúp nhiều cho việc phòng chống free radicals, các tác nhân gây hại cho tế bào, giúp cho hệ thần kinh, tiêu hóa, tuần hoàn, và giảm bệnh neural tube defect ở trẻ sơ sinh. Phòng chống bệnh ngoài da, tim mạch.

• Ngoài ra nó còn có khá nhiều minerals như copper, iron, zinc, magnesium, và manganese, giúp cho việc tạo máu và trợ giúp các phản ứng sinh lý hóa trong cơ thể.

• Đặc biệt củ sen chứa một tỷ lệ lý tưởng giữa Na:K=1:4, nên nó vừa tạo nên vị ngọt, độ giòn, và giúp bảo hộ tim mạch, cơ bắp, và điều hòa âm dương trong cơ thể.

 

17. Mushroom (nấm nút áo): common button variety.

• Có tính hàn, vị ngọt, làm giảm mỡ trong máu, tan đàm nhớt trong phổi.

• Có nhiều potassium giúp bảo vệ tim mạch, folate và Vit nhóm B. Ngoài ra còn có nhiều Selenium, Mn, Mg, Zn, Fe, Cu.

• Có chất sát trùng, trị bệnh nhiễm trùng đường tiểu, viêm gan siêu vi B, tăng bạch cầu.

• Tăng hệ miễn dịch, chống ung thư, bướu, giảm di cân, tăng khẩu vị và giúp mau lành bệnh thủy đậu, sởi.

 

18. Mushroom Shiitake (nấm hương):

• Trung tính, có vị ngọt, bổ tỳ vị.

• Có chất interferon tự nhiên, làm tăng hệ miễn dịch, chống virus, và ung thư.

• Có nhiều chất dinh dưỡng và calori cũng như các chất khoáng quan trọng hơn nấm nút áo.

• Trị ung thư bao tử và cổ tử cung, làm giảm chất mỡ và cholesterol trong máu.

• Rất giàu germanium, làm gia tăng sự thu hút oxy cho cơ thể.

• Cẩn thận: người ăn trường chay không nên dùng nhiều qúa vì có thể bị tẩy rửa qúa độ do tính chất tẩy rửa mạnh của nó.

 

19. Mustard greens (cải xanh hay cải muối dưa):

• Tính ấm, vị nồng, tăng khí lực của  phổi, làm nhuận và mạnh mẽ hệ tiêu hóa, giúp thông phổi, phế quản và máu bị ứ đọng, làm gia tăng sự lưu chuyển của khí huyết, giảm dịch nhầy, giảm đàm nhớt trong phổi và đường hô hấp.

• Nhóm rau xanh này chứa nhiều chất dinh dưỡng, Vit A, carotenes, vitamin K, C, folate, và những flavonoid anti-oxidants hơn bất cứ loại rau trái nào.

• Nó cũng chứa calcium, iron, magnesium, potassium, zinc, selenium, và manganese.

• Chứa nhiều phyto-chemicals như: isothiocyanates, sulforaphane và indole-3-carbinol, giúp phòng chống bệnh ung thư tiền liệt tuyến và đại tràng, chất fiber cũng giúp kiểm soát cholesterol và bảo vệ chống lại bệnh táo bón và trĩ.

• Dùng như trà để trị bệnh ho và cảm cúm.

• Giúp trị nhiều bệnh như: thiếu máu, xương xốp, viêm đa khớp, tim mạch, ho suyễn, mất trí nhớ và ung thư.

• Nên tránh dùng khi bị viêm mắt, trĩ, và các bệnh nóng nhiệt trong người.

• KHÔNG NÊN hâm nóng thức ăn cũ (như spinach) sẽ làm Nitrates biến thành Nitrites và Nitrosamines, rất độc hại cho sức khỏe. Cẩn thận với người uống thuốc loãng máu vì hàm lượng Vit K khá cao. Chất fiber có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất Fe, Ca, và Mg. Cẩn thận với người có tiền sử bệnh sạn thận vì có nhiều oxalate, người bị thiểu năng tuyến giáp vì có nhiều Goitrogens.

 

20. Nightshade family:

• Khoai tây, cà chua, cà tím, và tất cả họ nhà ỚT BỊ có chứa chất (Solanine): có thể gây tiêu chảy, suy tim, nhức đầu, ói mửa. Người ít nhạy cảm hơn có thể cảm thấy cảm giác nhẹ nhàng, thư giản, và khó tập trung tinh thần vài giờ sau khi ăn chúng.

• Có thể giúp ích cho những người còn ăn thịt động vật. ** Cà tím: tính hàn, vị ngọt, có chứa nhiều Vit nhóm B-1-3-5-6, khoáng chất như: manganese, copper, iron and potassium, và anti-oxidants phenolic flavonoid phyto-chemicals called anthocyanins.

+ dùng để trị các khối u, bướu, trĩ, chảy máu, nóng nhiệt trong bệnh tiêu chảy hay kiết lỵ. Rắn hay bò cạp cắn (đắp cà tươi). Tránh dùng cho phụ nữ đang mang thai (có thể gây sẩy thai)

 

** Khoai tây: trung tính, có vị ngọt, lợi tiểu, bổ tỳ, tăng khí lực và năng lượng, điều hòa bao tử, nhuận đường tiêu hóa, làm tăng dịch thận âm. Dùng trị bệnh thấp
khớp, viêm nhiễm, cao máu, viêm dạ dày, gan (nước ép tươi), phỏng ngoài da (đắp tươi), có tính sát trùng, quercetin phòng bệnh tim mạch và ung thư.

+ giàu potassium, Iron, manganese, magnesium, phosphorous, copper, Vit nhóm B, C, A, và các anti-oxidants flavonoids như carotenes và zeaxanthins, các men tiêu hóa và khoáng chất. Nên sử dụng toàn bộ cả lớp vỏ ngoài rất giàu các khoáng chất. Trị căng thẳng, co cứng cơ bắp, nóng nhiệt, kiệt sức.

+ dưới lóp vỏ khoai tây có chứa chất alkaloids như: solanine và chaconine, nên khi bị tiếp xúc lâu với ánh sáng mặt trời sẽ bị biến thành độc tố rất nguy hiểm. Tuy nhiên nếu nấu kỹ (> 170 °C) sẽ phá hủy độc tố này.

 

** Cà chua: Rất hàn, có vị ngọt và chua, gia tăng dịch âm của cơ thể. Làm nhuận da, giảm khát, tăng lực bao tử, làm sạch gan, lọc máu và cơ thể, kích thích khẩu vị và trợ tiêu hóa, giảm nóng gan và các triệu chứng của cao máu, mắt đỏ, nhức đầu, máu ứ trệ.

+ là một nguồn chứa nhiều: antioxidants: flavonoid anti-oxidants như α and ß-carotenes, Lycopene, xanthins và lutein, dietary fiber, minerals, và vitamins.

+ chứa nhiều Vit A, C, và nhóm B 1-3-5-6, potassium và iron, calcium, manganese. Giúp phòng chống bệnh tim mạch, cao mỡ, cao máu, xương khớp, ung thư,vv

+ Là một thực phẩm chua nhưng có thể giúp kiềm hóa máu, giảm thấp khớp và bệnh gút. Để chín cây tốt hơn so với chín ủ, bởi vì chúng có thể làm suy yếu chức năng của tuyến thượng thận. Vỏ có chứa nhiều oxalate và có thể làm rối loạn chức năng hấp thụ của Ca và gây sạn thận. Nên hạn chế trong bệnh thấp khớp và những người bị dị ứng với cà chua.

 

21. Okra/Gumbo/Lady’s Fingers (đậu bắp) :

• Có tính hàn đến trung tính, vị ngọt hơi chát, có chứa ít calory nhưng nhiều chất fiber và chất nhầy nên giúp rất nhiều trong việc tiêu hóa, bài tiết, bệnh táo bón, mỡ trong máu, tim mạch xương khớp, vvv

• Là một trong những loại rau xanh có rất nhiều vitamin A và flavonoid anti-oxidants như: beta carotenes, xanthin và lutein. Giúp bảo vệ mắt, phòng chống các bệnh về da và niêm mạc, cũng như các bệnh ung thư phổi và vùng môi miệng.

• Có chứa nhiều Folate, vit C, K, và nhóm B nên giúp giảm tỷ lệ neural tube defect ở trẻ sơ sinh, tăng cường miễn dịch, phòng chống các bệnh viêm nhiễm và bệnh tim mạch, tuần hoàn máu, giup làm mạnh xương khớp và tăng dịch khớp.

• Đậu bắp cũng chứa nhiều khoáng chất như: iron, calcium, manganese và magnesium, giúp cho việc tổng hợp tế bào máu, xương khớp và các hoạt động sinh lý hóa trong cơ thể.

 

22. Parsnip (củ cải ngọt):

• Tính ấm, vị ngọt, lợi tiểu, nhuận đường tiêu hóa, bổ tỳ, vị, giúp làm sạch và thông gan, mật, thông đường hô hấp, giảm dịch ứ đọng trong cơ thể, giảm đau và ớn lạnh.

• Có chứa nhiều chất đường hơn cả cà rốt, củ cải trắng tròn và dài, cũng chứa nhiều phyto-nutrients, vitamins: C, K, E, và nhóm B, minerals: iron, calcium, copper, potassium, manganese and phosphorus, Folate, và fiber.

• Rất giàu poly-acetylene anti-oxidants such as falcarinol, falcarindiol, panaxydiol, and methyl-falcarindiol, có chất kháng viêm, chống vi nấm, phòng ung thư.

• Giàu silicon, K, P, Sulphur, Cl, được dùng như súp hay trà để trị cảm và ho, khó thở, nhức đầu, chóng mặt, thấp khớp, thần kinh, bổ óc.

• Tx bệnh gãy nứt móng tay, bệnh phổi và đường hô hấp, sưng phổi va khí thủng (emphysema)

• Cẩn thận: LÁ CÂY PARSNIP CÓ CHẤT ĐỘC và dễ gây phản ứng dị ứng trên da, mặt, môi miệng, lưỡi, mắt, vvv (có thể gây ngứa hay nổi mụn nước, bỏng rát)

 

23. Pumpkin (Bí đỏ vỏ vàng):

• Có tính hàn, vị ngọt, làm giảm dịch nhầy trong bệnh tiêu chảy.

 

• Là loại rau chứa ít calory, không có chất béo bão hòa hay cholesterol, nhưng có rất nhiều fiber, anti-oxidants vitamins như: vitamin A, C, nhóm B, và E, minerals: copper, calcium, potassium and phosphorus.

• Chứa anti-oxidant poly-phenolic flavonoid compounds như: α, ß carotenes, cryptoxanthin, lutein và zea-xanthin.

• trị bệnh: eczema, kiết lỵ, tiểu đường, dịch nhầy trong phổi, cuống phổi, cổ họng, suyễn.

• hạt bí rất giàu chất fiber và chất béo đơn chưa bão hòa, rất tốt cho tim mạch, nó cũng chứa nhiều chất đạm of protein, minerals, và vitamins. 100 g hạt bí cung cấp 559 calories, 30 g of protein, 110% RDA of iron, 4987 mg of niacin (31% RDA), selenium (17% of RDA), zinc (71%) etc, nó cũng chứa nhiều amino acid tryptophan. Tryptophan được chuyển hóa thành GABA trong não bộ.

 

24. Radish (củ cải trắng, xanh, đỏ, đen):

 

• Có tính hàn đến trung tính, vị ngọt, hơi nồng. Làm nhuận phổi, tan dịch nhầy trong đường hô hấp, làm tiêu thức ăn bị ứ đọng trong ruột, thanh lọc cơ thể, và chống siêu vi trùng.

• Có chứa nhiều flavonoid anti-oxidants như: zea-xanthin, lutein và beta carotene, electrolytes, Minerals: iron, magnesium, copper and calcium, Vitamins: nhóm B, C, folate and dietary fiber.

• Có chứa nhiều chất isothiocyanate anti-oxidant gọi là sulforaphane có khả năng phòng chống bệnh ung thư tiền liệt tuyến, đại tràng, vú và tử cung bằng cách ức chế sự phát triển và tiêu diệt tế bào ung thư.

• Có chứa nhiều phytochemicals như indoles là những hợp chất được dùng để chuyển hóa độc tố.

• trị các triệu chứng do nhiệt nóng gây ra: (chảy máu cam, khạc ra máu, kiêt lỵ, đau đầu trước trán), khó tiêu, chướng bụng đầy hơi.

• Không dùng cho người bị suy nhược và tạng hàn và cẩn thận với người thiểu năng tuyến giáp vì có chứa goitrogens.

 

25. Seaweeds (rong biển):

• Có tính hàn hay trung tính, vị mặn, làm kiềm hóa máu, gia tăng dịch âm cho cơ thể.

• Có thể làm mềm hay tan các khối u bướu trong cơ thể, loại trừ độc tố, trừ đàm nhớt, lợi tiểu, nhuận da dẻ, giúp hệ miễn dịch thanh lọc các cặn bả phóng xạ hay tác nhân gây bệnh trong cơ thể. Giúp khai thông khí trược trong gan, trợ năng tuyến giáp trạng, giúp giảm cân, giảm mở và cholesterol trong máu. Giúp bệnh tim mạch, tiểu đường, viêm khớp, xương xốp.vvv

• Trị các khối u, bướu, ung thư, phù nề, sưng tấy đỏ, bướu cổ, nóng nhiệt, ho khan kinh niên, bệnh ngoài da, bệnh mắt.

• Có nhiều sinh tố, khoáng chất, và khoáng vi lượng: (>100) nên dùng một lượng nhỏ hằng ngày (5-15g/d). chưá nhiều protein, Iodine, Ca, Fe, (Ca is 10x >milk, Fe is 4-25x >beef, Iodine is 100-500x >shellfish, B12 analogue).

 

26. Spinach (rau mồng tơi tây):

• Có tính hàn, vị ngọt, bổ máu, giúp cầm máu. Có rất nhiều chất sắt, lưu huỳnh, canxium, potassium, manganese, magnesium, copper, zinc, các Vit nhóm B, folate  à các fiber tan trong nước.

• Có chứa nhiều phyto-nutrients, omega-3 fatty acids mà có thể giúp phòng bệnh tật và cải thiện sức khỏe.

• Nhiều anti-oxidant vitamins như: vitamin A, vitamin C, K, và flavonoid poly phenolic antioxidants như: lutein, zea-xanthin and beta-carotene.

• Trị chảy máu cam, lợi tiểu, táo bón, làm tươi nhuận cơ thể, đào thải độc tố trong máu, kháng viêm, chống xương xốp, thiếu máu, bệnh tim mạch và ung thư.

• Nên cẩn thận dùng cho người bị sạn thận, thống phong vì có nhiều oxalate hay người dùng thuốc loãng máu vì có nhiều Vit K. Có thể hạn chế sự hấp thụ của Calcium và các chất khoáng vì có nhiều chất fiber.

• Không nên hâm nóng spinach còn dư lại vì sẽ biến Nitrates thành Nitrites và Nitrosamines, có hại cho sức khỏe nhất là trẻ em. Cẩn thận với người thiểu năng tuyến giáp vì có chứa Goitrogens.

 

27. Sweet potato/Yam (khoai tây ngọt hay khoai lang):

• Có tính hàn hay trung tính, vị ngọt. Giúp bổ tỳ, tăng lực, tăng sưã mẹ, giúp khí huyết lưu thông. Đào thải độc tố trong cơ thể, giảm viêm nhiễm, làm nhuận trường  và da dẻ, tăng dịch thận âm.

• Có nhiều tinh bột, calory, dietary fiber, anti-oxidants, vitamins: A, C, K, nhóm B, folate, and minerals: iron, calcium, magnesium, manganese, và potassium.

• Có chứa rất nhiều hợp chất flavonoid phenolic như: beta-carotene and vitamin A, giúp bảo vệ mắt và phòng chống ung thư phổi và vùng răng miệng.

• Cẩn thận không nên dùng qúa nhiều sẽ gây khó tiêu, chướng bụng và suy yếu cơ thể. Cẩn thận với người hay bị sạn thận vì có chứa oxalate.

• Phần lá chứa nhiều Vit A, C, K, và các khoáng chất hơn cả phần củ.

 

28. Turnip (củ cải tròn):

• Thuộc gia đình cây cải cay: trung tính, có vị ngọt, hơi nồng, đắng.

 

• Có chứa nhiều anti-oxidants, minerals: calcium, copper, iron and manganese, vitamins: A, C, K, nhóm B 1-2-3-5-6, folate và dietary fiber.

• Rất giàu các antioxidants như: vitamin A, vitamin C, carotenoid, xanthin, and lutein—đặc biệt phần lá có nhiều hơn phần củ rất nhiều.

• Gìúp gia tăng khí huyết lưu thông, tạo máu, giải tỏa các vùng tắc nghẽn, dịch nhầy ứ đọng, ẩm ướt, giảm ho và giúp ra mồ hôi.

• Có khả năng làm kiềm hóa máu, thanh lọc cơ thể, trị tiểu đường, khó tiêu, vàng da, hay bệnh về phổi.

• Để trị bệnh đàm nhớt bế tắc trong phổi nên ăn hay uống nước ép còn tươi sống.

• Rất an toàn nên có thể dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em, cẩn thận với người hay bị sạn thận vì có chứa oxalate.

 

29. Watercress (rau xà lách son):

• có tính hàn, vị ngọt, hơi nồng và đắng. Có nhiều antioxidants, Vit C, K, A, và flavonoids anti-oxidants như: ß carotene, lutein and zea-xanthin.

• Có nhiều phyto-nutrients như isothiocyanates, Vitamins nhóm B, folate, và Minerals: copper, calcium, potassium, magnesium, manganese và phosphorus mà có khả năng phòng chống bệnh tật và cải thiện sức khỏe.

• Chứa nhiều gluconasturtiin do vậy tạo nên mùi vị đặc biệt và có khả năng phòng chống ung thư và các bệnh gan mật

• Giúp lợi tiểu, thông phổi, trị đau bao tử, bàng quang, thận, gia tăng khí huyết, xương xốp, thiếu máu.

• Trị bệnh quáng gà, tăng tiết mật và giảm khối u của tế bào ung thư, bệnh mất trí nhớ, bệnh tim mạch, vvv.

• Trị vàng da, tiểu gắt, đàm và phổi nhiệt, đau cổ họng, hôi miệng, sình bụng chướng hơi.

• Cẩn thận với nguồn nuôi trồng và khi ngâm rửa vì có thể chứa giun sán ở trong thân và lá. Cẩn thận với người dùng thuốc loãng máu vì hàm lượng Vit K khá cao, với người hay bị sạn thận vì có chứa oxalate, và với người bị thiểu năng tuyến giáp ví có chứa Goitrogens.

 

30. Winter squash (bí đỏ vỏ xanh):

• Có tính dương ấm, vị ngọt. Tốt cho tỳ, vị, gia tăng khí huyết và năng lượng cơ thể. Giúp giảm đau, giảm viêm nhiễm.

• Là thực phẩm chứa ít calory, không có chất béo bão hòa hay cholesterol, nhưng có rất nhiều fiber, anti-oxidants vitamins như: vitamin A, C, nhóm B, và E, minerals: copper, calcium, potassium and phosphorus.

• Giúp làm giảm cân, phòng các bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư, tăng cường sinh lực, bảo vệ mắt và thần kinh.

• Chứa anti-oxidant poly-phenolic flavonoid compounds như: α, ß carotenes, cryptoxanthin, lutein và zea-xanthin.

• Thu hoạch vào mùa đông sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và sinh tố A hơn mùa hè và thu.

• Giúp điều hòa đường huyết, trị nhức đầu, táo bón, máu huyết không thông, suy nhược cơ thể.

 

31. Dandelion (Bồ công anh) :

• Có vị ngọt, hơi đắng, chứa nhiều anti-oxidants, hợp chất phòng bệnh tim mạch, béo phì và giúp cải thiện sức khỏe.

• Không có nhiều calory nhưng rất nhiều chất fiber nên giúp rất nhiều trong việc giảm cholesterol, bệnh táo bón.

• Có thể dùng cả lá, hoa, và rể cây để làm thức ăn như xà lách, làm cà phê, và làm thuốc để phòng và trị bệnh.

• Rể cây có chứa nhiều hợp chất root đặc biệt và có vị đắng như: Taraxacin và Taraxacerin. Inulin (not insulin) và levulin. Những hợp chất này giúp rất nhiều trong việc trị liệu và phòng bệnh.

• Rất giàu Vitamin A, K, C và flavonoids như: carotene-β, carotene-α, lutein, crypto-xanthin và zea-xanthin, giúp phòng bệnh ung thư phổi và ung thư vùng răng miệng, các bệnh xương khớp, mạch máu, và bảo vệ tế bào.

• Có chứa nhiều minerals như: potassium, calcium, manganese, iron, và magnesium, giúp điều hòa áp huyết, và các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Folate và Vit nhóm B cũng giúp rất nhiều cho việc giảm bệnh neural tube defect ở trẻ sơ sinh và sự tăng trưởng.

• Được sử dụng như thuốc nhuận tràng, lợi tiểu, lợi gan mật, thanh lọc cơ thể, kích thích tiêu hóa, phần trong thân của cuống hoa được dùng để giảm phỏng cháy ngứa ngáy (như sự tê ngứa phỏng rát do nettle stinging gây ra). Cẩn thận với người dùng anticoagulant vì có nhiều Vit K.

 

32. Garlic/Leeks/Chives (tỏi/ba rô/hẹ) :

• Có tính ấm, vị ngọt, nồng, cay, mùi thơm vì có chứa các hợp chất như thio- sulfinite: diallyl disulfide, diallyl trisulfide và allyl propyl disulfide, có thể biến thành allicin bởi phản ứng men hóa khi bị cắt hay đập dập.

• Chứa nhiều phyto-nutrients, minerals: potassium, iron, calcium, magnesium, manganese, zinc, và selenium, vitamins, và antioxidants, có khả năng phòng nhiều bệnh tật, giảm cholesterol, hạ huyết áp, làm mềm hay giản nở mạch máu, làm tan các cục máu đông, giúp phòng bệnh trong phổi, tim, mạch vành và tai biến, giảm ung thư bao tử.

• Có tính kháng vi khuẩn, siêu vi trùng, vi nấm, và tế bào ung thư. Phòng chống cảm lạnh, cúm, ho, viêm phế quản, trị các bệnh nấm ngoài da, tăng cường sức đề kháng, tăng cường sinh lực cho nam giới.

• Có nhiều flavonoid anti-oxidants như: carotene beta, zea-xanthin, và vitamins như vitamin-C, A, K, E, và nhóm B như: pyridoxine, folic acid, niacin, riboflavin,và thiamin. Giúp bảo vệ cơ thể phong chống các free radicals, giảm neural tube defect ở trẻ sơ sinh.

• Cẩn thận không nên dùng nhiều sẽ làm cho miệng, hơi thở, và người có mùi hôi, tánh thường dễ nóng nảy. Cẩn thận với người đang dùng anticoagulants vì có chứa nhiều Allicin (như blood thinner) và không nên ngâm tỏi trong dầu và để quá lâu hay ở bên ngoài vì có thể làm sinh ra Clostridium botulism, dẫn đến chứng botulism (ngộ độc thức ăn và có thể bị liệt thần kinh).

 

33. Ginger (Gừng) :

• Có tính ấm, vị nồng, cay, mùi thơm nhờ có các hợp chất: essential oils và phenolic compounds như gingerols,  shogaols, zingerone, farnesene và một lượng nhỏ
β-phelladrene, cineol, và citral.

• Gừng thường được dùng để trợ tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột, chống nôn mửa, trị đầy bụng, sinh hơi vùng bụng dưới, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, và kháng khuẩn. Có tác động trên hệ thần kinh, an thần, do vậy được dùng để trị bệnh say tàu xe, nôn mửa khi có thai hay trong bệnh đau đầu một bên, đau đầu thống.

• Nó còn có khả năng trị bệnh tiêu chảy và nhiễm độc thức ăn do vi khuẩn E. coli gây ra.

• Có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết và các vitamins như: pyridoxine (vitamin B-6), pantothenic acid (vit.B-5), minerals như: potassium, manganese, copper, và magnesium.

• Được sử dụng với chanh, nước ấm để trị bệnh cảm ho, có đàm, viêm họng, và phối hợp với nhiều thứ khác để trị nhiều bệnh.

 

34. Onion/Scallions/Shallots (hành tây/hành ta/củ kiệu) :

• Tính ấm, vị ngọt, nồng, hơi cay. Vị nồng và thơm của hành là do hợp chất sulfur và allyl propyl disulphide tạo nên. Tùy theo giống, đất và môi trường nên nồng độ khác nhau và tạo nên nhiều loại khác nhau.

• Có chứa nhiều hợp chất Phyto-chemical như: allium và Allyl disulphide, khi bị cắt hay đập dập sẽ biến thành chất allicin. Những hợp chất này có khả năng phòng chống ung thư và làm giảm lượng đường trong máu, chromium giúp điều hòa lượng insulin trong bệnh tiểu đường.

• Những hợp chất này cũng có khả năng làm giảm sự co thắt của mạch máu và tạo cục máu đông do vậy giúp giảm bệnh cao máu, giảm cholesterol, có khả năng kháng khuẩn, kháng virus và kháng vi nấm.

• Có nhiều antioxidant flavonoid quercetin, có khả năng chống tế bào ung thư, kháng viêm, và phòng bệnh tiểu đường.

• Antioxidant vitamins: vit A, C và mineral manganese. Manganese cần thiết cho anti-oxidant enzyme, superoxide dismutase, isothiocyanate , giúp phòng chống bệnh cảm lạnh, cúm, và có tính kháng viêm. Nhóm vitamin K, và B-complex như: pantothenic acid, pyridoxine, folates và thiamin, cũng giúp duy trì lượng GABA trong não bộ và phòng chống các bệnh về thần kinh, mất trí nhớ, và giảm tỷ lệ neural tube defect ở trẻ sơ sinh.

 

35. Parsley (rau mùi tây)-Coriander (ngò ta) :

• Tính ấm, vị nồng, đắng, mặn. giúp tiêu hóa, giải độc khi ăn thịt, cá, đồ biển, và giúp bệnh sởi hay phát ban mau lành.

• Chứa nhiếu nhất poly-phenolic flavonoid anti-oxidants như: apiin, apigenin, crisoeriol. Phòng chống bệnh cao mỡ, cao máu, táo bón, tim mạch, ung thư, vvv

• Có nhiều tinh dầu cần thiết như: myristicin, limonene, eugenol, and alpha-thujene giúp giảm đau và viêm nhiễm răng miệng.

• Giàu anti-oxidants Vit C, K, A, E và nhóm B-1-2-3-5-6, chlorophills, và các khoáng chất: Ca, Na, Mg, Fe, Mn, và Potassium. Giúp lợi tiểu, làm khô dịch nhầy trong bàng quang.

• Trị bệnh phù thủng, béo phì, dịch nhầy hay sạn thận, bàng quang. Tăng lực cho tuyến thượng thận, tuyến giáp, thần kinh não và mắt. Trị kinh nguyệt ra qúa nhiều.
• Trị các bệnh về tai và ung thư, tăng lưu thông hệ tuần hoàn, thông tiểu, thận và mật.

• PHỤ NỮ CÓ THAI và ĐANG CHO CON BÚ NÊN TRÁNH (làm sẩy thai hay sanh non và làm khô sưã).

• Có chứa nhiều Oxalate nên cẩn thận đối với người bị sạn thận và bệnh thống phong.

• Có nhiều chất furanocoumarins và psoralens, nên có thể bị da nhậy cảm với ánh sáng và ngứa ngáy khi ăn sống nhiều.

 

36. Turmeric (nghệ) :

• Có tính ấm, vị ngọt, mùi thơm, hơi đắng, nồng, hơi cay. Là một loại dược thảo lâu đời ở Châu Á có khả năng giảm đau, kháng viêm, chống oxy hóa và
phòng chống bệnh ung thư.
• Có chứa nhiều loại tinh dầu thiết yếu như: termerone, curlone, curumene, cineole, và p-cymene.

• Curcumin, là một hợp chất poly-phenolic mà tạo nên sắc tố màu vàng đặc trưng của nghệ. Nghiên cứu cho thấy rằng nó có tính antioxidant, tính kháng viêm, giảm đau, chống kết tủa, chống co thắt, tạo cục máu đông, chống viêm đa khớp, kháng khuẩn, chống ung thư.

• Nghệ còn được dùng để trợ tiêu hóa, chống đầy bụng chướng hơi, đánh rấm, kháng khuẩn, giảm cholesterol.

• Có nhiều vitamins như: Vitamin C, pyridoxine (vitamin B6), choline, niacin, và riboflavin. Minerals như: calcium, iron, potassium, manganese, copper, zinc, và magnesium. Giúp chống oxy hóa, chống lão hóa, phòng bệnh ngoài da, xương khóp, điều hòa sinh lý cơ thể, phòng bệnh thiếu máu, viêm thần kinh, rối loạn trí nhớ, cao máu và tai biến.

 

°°° Phần Bổ sung:

 

1/. Cỏ Linh lăng (Alfalfa juice)

- có nhiều Ca, Mg, P, Cl, Na, K, Si, và chlorophills

- tăng cường sức đề kháng, Tx tắc nghẽn động mạch, CVDs, và các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, suyễn, sốt.

- phối hợp với cà rốt, rau diếp (lettuce) để trị bệnh rụng tóc

Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Những Bài Được Nghe Nhiều Nhất

S5 Box