Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Phật Pháp Ứng Dụng

email add Xin email tới: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Ngục tù của đời sống  Ajahn Buddhadasa

Nhận ra nó từ bên trong

Nói một cách chính xác nhất, chúng ta không thể học hỏi từ kinh điển, từ kỹ thuật, hoặc từ những lời dạy khác nhau nếu chúng ta muốn thực sự thành công.

Để thực sự gặt hái được sự lợi lạc một cách thành công, chúng ta phải học ngay trên chính tự thân của sự vật, cụ thể là cái nhà tù thực - nghiên cứu, học hỏi ngay trên dukkha thực sự hay ngay trên chính tự thân của cái nhà tù. Vì vậy, chúng ta tốt hơn là nên kiếm tìm ra cho được cái nhà tù này.

Tại điểm này, chúng ta phải đối mặt với hai sự lựa chọn: Các bạn sẽ nghiên cứu học hỏi từ bên ngoài hay bạn sẽ nghiên cứu, học hỏi từ bên trong? Sự khác biệt là rất quan trọng. Đức Phật dạy rằng chúng ta phải nghiên cứu, học hỏi từ bên trong. Việc nghiên cứu, học hỏi từ bên ngoài là từ sách vở, nghi lễ, nghi thức, và đại loại những thứ như vậy. Tất cả mọi thứ mà chúng ta phải học, Đức Phật đã dạy, là từ cơ thể (thân) khi nó vẫn còn đang sống. Điều đó có nghĩa là một cơ thể sống, với một cái tâm đang sống, chứ không phải là một cái thân, một cái tâm đã chết. Đó chính là nơi mà sự nghiên cứu, học hỏi thực sự diễn ra, vì vậy hãy học ở đó. Hãy tìm hiểu từ bên trong, có nghĩa là học bên trong con người của chính các bạn khi vẫn còn sống, trước các bạn khi chết. Các nghiên cứu, học hỏi từ bên ngoài, học hỏi từ sách vở, từ những nghi lễ và nghi thức khác nhau ,thực sự chẳng giúp cho các bạn đạt được điều gì có giá trị. Vì vậy, chúng ta hãy nghiên cứu, học hỏi từ ở bên trong. Hãy nhớ những từ này "học ở bên trong."

Huấn luyện tâm bằng thiền định (samadhi) và minh sát (vipassana), tức là phát triển chánh niệm với hơi thở (anapanasati bhavana) như chúng ta đang làm tại đây, là sự học hỏi từ bên trong. Để thực hành sự nghiên cứu, học hỏi bên trong đó, cần phải có nhiều kiên trì và nhẫn nại, nhưng cũng chẳng phải là quá nhiều đâu. Trong thực tế, so sánh với một số môn mà những người khác đang tập luyện, thí dụ như các môn thể thao cao cấp, thể dục dụng cụ, và nhào lộn, thì việc rèn luyện thiền định và minh sát thì không khó bằng. Tuy nhiên, người ta vẫn có đủ sự nhẫn nại và bền chí để luyện tập những môn như vậy. Chỉ cần có sự nhẫn nại vừa phải và chúng ta có thể thực hành thiền định và vipassanā qua chánh niệm về hơi thở. Một số người đã không chịu nổi, và đã chạy biến còn chúng ta thì đã có đủ sự nhẫn nại để đi được đến đây. Nếu chúng ta tiếp tục thêm một chút nữa, chúng ta sẽ thành công và sẽ nhận được những sự lợi lạc đích thực. Vậy, các bạn áp dụng chính bản thân mình vào việc nghiên cứu, học hỏi bên trong này và làm việc ấy với sự kham nhẫn, nhẫn nại vừa đủ.
Cuộc sống tự bản thân nó là ngục tù: Dùng lối nói ẩn dụ sẽ giúp cho chúng ta hiểu được vấn đề chúng ta đang thảo luận dễ dàng hơn, vì vậy chúng tôi sẽ sử dụng chúng tại buổi pháp thoại này trong ngày hôm nay.
Do đó, chúng tôi sẽ dùng các ẩn dụ để nói chuyện trong ngày hôm nay. Ngục tù thứ nhất mà các bạn phải tìm cho ra để quan sát đó chính là cuộc sống này. Nếu các bạn nhìn cuộc sống như một nhà tù, và nhìn nhà tù đó đúng như nó thực là, thì chúng tôi phải nói rằng các bạn đã biết được chân lý thiên nhiên khá rõ. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều nhìn cuộc sống như là một cái gì đó thú vị, như là một cơ hội để vui chơi . Họ sẵn sàng sống để hưởng thụ cuộc sống. Thế rồi họ trở nên mê đắm và bị cuốn hút vào cuộc sống. Điều này làm cho cuộc sống trở thành ngục tù.

Nếu chúng ta thấy cuộc sống như một nhà tù, chúng ta chắc hẵn đã phải nhìn thấy upadana ( sự chấp thủ, dính mắc) với cuộc sống này. Nếu chúng ta chưa nhìn thấy upadana với cuộc sống, chúng ta sẽ không thấy được rằng cuộc sống này là một nhà tù và chúng ta sẽ bằng lòng với ý nghĩ rằng cuộc sống này là một thiên đường thay vì là ngục tù . Điều này là do bởi trong cuộc sống có rất nhiều thứ làm cho chúng ta thỏa mãn , và chúng đã lừa phỉnh chúng ta và làm cho chúng ta mê đắm. Tuy nhiên, bất cứ cái gì mà chúng ta thấy thỏa mãn, dễ chịu, hấp dẫn, và mê đắm thì trong đó cũng đều có sự hiện diện của upadana . Đây chính là ngục tù của chúng ta. Chúng ta yêu thích một thứ gì đó với một mức độ nào đó thì nó sẽ trở thành ngục tù đối với chúng ta - chí ít cũng bằng với mức độ mà ta yêu thích- vì upadana. Đây là một loại upadana tích cực. Khi chúng ta ghét một cái gì đó, hoặc không thích một cái gì đó, đó sẽ là một loại upadana tiêu cực - cũng là một thứ ngục tù . Bị đánh lừa và bị làm mê muội bởi upadana- cho dẫu là upadana tích cực hoặc tiêu cực- đều là ngục tù. Và ngục tù đó biến cuộc sống thành dukkha.

Ngoài ra, chúng ta có thể thấy rằng khi có upadana trong cuộc sống, cuộc sống sẽ trở thành ngục tù. Và như vậy, khi không có upadana, cuộc sống sẽ không còn là một nhà tù nữa. Các bạn có thể thấy được điều này ngay bây giờ, ở đây, cho dẫu có hay không có upadana trong cuộc sống của bạn. "Cuộc sống của tôi là ngục tù hay không phải là ngục tù ? Tôi đang sống/ hay không đang sống trong ngục từ của upadana?" Mỗi bạn phải xem xét một cách cẩn thận vào trong tự thân mình và phải thấy thật rõ ràng rằng cuộc sống có phải là ngục tù dành cho bạn hay không? Bạn có một nhà tù hay không? Bạn có đang sống trong nhà tù đó hay không? Nếu không, tại sao chúng ta đến đây để hành thiền, để tu dưỡng tâm trí? Về bản chất, mục tiêu và mục đích thực sự của việc phát triển tâm linh là sự phá hủy các nhà tù của chúng ta. Cho dẫu các nghiên cứu, học hỏi và việc thực hành của bạn có thành công hay không, cho dẫu bạn có thể phá hủy được nhà tù hay không, lại là một vấn đề khác. Tuy nhiên, mục tiêu và mục đích thực sự của chúng ta là để phá hủy cái ngục tù của cuộc sống này.

Hãy xem xét việc này một cách cẩn thận. Nếu chúng ta không nhận ra upadana, chúng ta sẽ bị giam hãm trong tù mà không hề nhận biết cái nhà tù. Chúng ta đang mắc kẹt trong nhà tù mà không hề biết cái nhà tù đó. Hơn nữa, chúng ta hài lòng và mê đắm cái ngục tù đó, cũng giống như chúng ta đang mê đắm và hài lòng với cuộc sống. Vì chúng ta đang mê đắm và hài lòng với cuộc sống, chúng ta bị giam hãm trong nhà tù của cuộc sống. Chúng ta sẽ làm gì để nó không còn là một nhà tù nữa? Đây là câu hỏi mà chúng ta phải trả lời một cách cẩn thận, và chính xác nhất.

Làm thế nào để chúng ta có thể sống để cuộc sống không phải là một ngục tù? Điều này có nghĩa là bình thường, hoặc tự nhiên, cuộc sống không phải là ngục tù, mà do chúng ta tự biến nó thành ngục tù thông qua upadana. Do vì vô minh, vì mê muội, vì thiếu hiểu biết đúng đắn của chúng ta, chúng ta mới có upadana với cuộc sống. Cuộc sống sau đó sẽ trở thành ngục tù đối với chúng ta. Ở Thái , chúng tôi có một cụm từ vừa thô vừa mang tính chỉ trích, "som nam na man” đại loại có nghĩa là, "Đáng đời mày lắm" Cuộc sống không phải là ngục tù hay thứ gì đại loại như vậy , nhưng qua sự mê muội của chính chúng ta , do vô minh (avijja) chúng ta tạo ra upadana và rồi nhà tù hiện hữu. Chúng ta có thể nói gì ngoài "som nam na man, đáng đời mày lắm."

Nếu các bạn thành công trong việc thực hành định niệm hơi thở (Anapanasati-bhavana) bạn sẽ hiểu rõ cuộc sống, các bạn sẽ hiểu rõ upadana và các bạn sẽ không có bất kỳ upadana nào trong cái được gọi là "cuộc sống" này. Sau đó thì cho dẫu nhà tù đang diễn ra có hoại và diệt đi, nhà tù mới cũng sẽ chẳng còn sinh khởi. Cuộc sống này đây mới có giá trị nhất, nhưng ai là kẻ được nó hay không lại là một vấn đề khác. Hãy cố gắng để hiểu sự thật này, và các bạn nên phải như vậy. Điều này sẽ là động lực để giúp các bạn chuyên tâm vào việc phá hủy ngục tù với lòng nhiệt tâm và sự kiên nhẫn của mình.

Một cách để nhìn vào sự thật này là quan sát để thấy rằng cuộc sống phải tiếp diễn theo các quy luật tự nhiên, hoặc thấy rằng bản thân chúng ta phải sống phù hợp với quy luật tự nhiên. Chúng ta phải tìm kiếm thức ăn, phải rèn luyện, phải nghỉ ngơi và thư giãn, phải làm việc để duy trì cuộc sống của chúng ta: Chúng ta phải làm những việc này và tất cả những việc khác mà chúng ta đã biết quá rõ. Các bạn không thể không làm chúng. Chúng ta buộc phải làm chúng. Đây cũng là một loại ngục tù. Việc mà chúng ta phải luôn luôn phải làm theo các quy luật tự nhiên là một loại ngục tù. Làm thế nào để chúng ta trốn thoát cái nhà tù đặc biệt này?

Tại sao chúng ta bị giam hãm trong cái nhà tù phải sống theo quy luật tự nhiên này? Nhà tù này đến từ upadana của chúng ta liên quan đến chính chúng ta , hoặc liên quan đến cuộc sống của chúng ta. Khi có upadana ( sự chấp thủ, dính mắc) với chính chúng ta , thì cái "tôi," hay tự ngã được sinh ra. Cái "tôi" này lo âu, lo lắng, hoảng sợ và sợ hãi về những nhiệm vụ, bổn phận theo quy luật tự nhiên, và do đó chúng làm cho chúng ta đau khổ. Những khó khăn này đến từ upadana. Nếu chúng ta không có upadana với cái “ tôi", thì các nhiệm vụ, bổn phận cần thiết đối với chúng ta sẽ không giống như ngục tù. Chúng ta có thể chăm lo cho các nhu cầu của chúng ta, kiếm sống, rèn luyện để chăm sóc cho cơ thể mà không bị khổ sở - nếu chúng ta không có bất kỳ upadana đối với cuộc sống. Điều này rất là vi tế, đó là một sự bí ẩn đối với hầu hết mọi người. Đây là sự vi tế của chân lý thiên nhiên. Làm thế nào để chúng ta có thể sống mà không có dukkha đối với sự thật rằng mọi thứ trong cuộc sống này phải được thực hiện phù hợp với quy luật tự nhiên?

Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Những Bài Được Nghe Nhiều Nhất

S5 Box